Mẫu 06 cho công ty mới thành lập mới nhất

bởi ThuHa
Mẫu 06 cho công ty mới thành lập

Doanh nghiệp mới thành lập sau khi làm xong thủ tục xin giấy phép kinh doanh thì phải kịp thời triển khai những việc mà công ty mới thành lập cần làm nếu không có thể sẽ bị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện và xử phạt, ít nhiều gây ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty mới thành lập. Vậy doanh nghiệp mới thành lập có phải nộp mẫu 06? Quy định về mẫu 06 cho công ty mới thành lập hiện nay như thế nào? Luật Sư X sẽ giải đáp qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Mẫu 06 cho công ty mới thành lập

Trước đây, theo Thông tư 156/2013/TT-BTC, trong vòng thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp mới thành lập cần phải nộp mẫu 06/GTGT để đăng ký tự nguyện phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Doanh nghiệp mới thành lập có phải nộp mẫu 06

Mẫu 06 cho công ty mới thành lập mới nhất
Mẫu 06 cho công ty mới thành lập

Kể từ ngày 5/11/2017 doanh nghiệp không phải nộp Mẫu 06/GTGT để đăng ký và chuyển đổi phương pháp tính thuế GTGT.

Thông tư 93/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Khoản 3, Khoản 4 Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính đã bỏ hướng dẫn nộp Mẫu 06/GTGT để đăng ký áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập và cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu chịu thuế GTGT dưới 1 tỷ đồng.

Trước đây, cơ sở kinh doanh mới thành lập và cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu chịu thuế GTGT dưới 1 tỷ đồng phải gửi Mẫu 06/GTGT đến cơ quan thuế để đăng ký áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trường hợp không gửi Mẫu 06/GTGT đến cơ quan thuế thì kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

Cũng theo quy định cũ, khi chuyển đổi áp dụng các phương pháp tính thuế GTGT (từ phương pháp trực tiếp sang phương pháp khấu trừ và ngược lại) thì cơ sở kinh doanh phải nộp Mẫu 06/GTGT đến cơ quan thuế.

Nay, Thông tư số 93/2017/TT-BTC đã bỏ hướng dẫn nộp Mẫu 06/GTGT khi chuyển đổi phương pháp tính thuế nêu trên.

Những điều nên biết khi thành lập công ty

Trước khi thành lập công ty/doanh nghiệp, có rất nhiều thông tin cần tìm hiểu để bắt đầu thủ tục pháp lý thành lập công ty kinh doanh. Vậy những điều cần biết khi thành lập công ty là gì? Câu trả lời là chúng ta cần biết về việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp, tên công ty, ngành nghề kinh doanh, địa chỉ công ty, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật..v..v.. Xem những điều kiện thực tế của cá nhân/tổ chức dự tính thành lập doanh nghiệp có đáp ứng được những yêu cầu theo quy định của pháp luật hay không? Cụ thể các lưu ý sau:

  • Điều kiện về chủ thể
  • Xác định thành viên/cổ đông góp vốn hay sẽ tự đầu tư
  • Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
  • Đặt tên công ty
  • Địa chỉ trụ sở công ty
  • Ngành nghề kinh doanh
  • Vốn điều lệ của doanh nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Mẫu 06 cho công ty mới thành lập“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty con; tạm ngừng doanh nghiệp; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp phải nộp những loại thuế nào?

Doanh nghiệp phải nộp các loại thuế sau:
– Thuế môn bài
– Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
– Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
– Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN)
Ngoài ra, phụ thuộc vào hoạt động thực tế của doanh nghiệp, còn phát sinh một số loại thuế khác.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm gì?

NĐDTPL của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:
– Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực; cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
– Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp. Không sử dụng thông tin; bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Không lạm dụng địa vị; chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi ; hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức; cá nhân khác;
– Thông báo kịp thời; đầy đủ, chính xác cho bên thứ ba có liên quan về việc người đại diện đó.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm