Xin chào Luật sư X! Tôi tên là Trần Văn T, hiện tôi là chủ đang điều hành và quản lý một công ty dệt may tại TP.HCM. Nhưng do nửa cuối năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài ảnh hưởng trực tiếp vấn đề tài chính của cty, để có thể duy trì doanh nghiệp là một gánh nặng vô cùng lớn.Đến nay, sau một thời gian dài cầm cự cty tôi đã không còn đủ vốn vận hành nữa nên muốn tạm ngừng kinh doanh một thời gian. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, tôi phải làm những thủ tục nào và mẫu quyết định tạm ngừng kinh doanh được quy định ra sao? Rất mong sớm nhận được sự phản hồi của Luật sư, xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật sư X, sau đây chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn bằng bài viết phía bên dưới:
Căn cứ pháp lý
Khái quát chung về tạm ngừng kinh doanh
Tạm ngừng kinh doanh là một tình trạng pháp lý của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể quyết định tạm ngừng kinh doanh khi gặp khó khăn về tình hình sản xuất, kinh doanh. Trong một số trường hợp, cơ quan nhà nước cũng có thể yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh.
Việc đưa ra quyết định tạm ngừng kinh doanh là một quyết định khó khăn, đầy thách thức nhưng đây cũng là một quyết định “khôn ngoan”. Việc tạm ngừng sẽ thay thế cho việc doanh nghiệp phải chấm dứt hoạt động hay phá sản. Thay vào đó, công ty sẽ có thêm thời gian để nhìn lại, giải quyết những vướng mắc còn tồn đọng.
Sau thời gian tạm ngừng, công ty sẽ đi vào hoạt động trở lại. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp là không quá 1 năm. Tuy nhiên, nếu sớm khắc phục được những khó khăn, công ty hoàn toàn có thể tiến hành kinh doanh trước thời hạn.
Điều kiện tạm ngừng kinh doanh
Tại thời điểm doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp không bị đóng mã số thuế. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp lập ra không kinh doanh tại trụ sở mình đã đăng ký hoặc không hoạt động kinh doanh thực tế do đó không kê khai thuế đầy đủ. Khi có những vi phạm như trên, Chi cục thuế quản lý sẽ đóng mã số thuế đối với những doanh nghiệp này. Vì vậy muốn làm thủ tục đăng ký tạm ngừng doanh nghiệp, trước tiên doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục khôi phục mã số thuế bị đóng.
Khi tạm ngừng kinh doanh, công ty phải thực hiện thủ tục thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, đồng thời gửi Thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký. Doanh nghiệp thông báo về việc tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp tới cơ quan đăng ký kinh doanh 03 ngày trước khi doanh nghiệp tạm ngừng. Chẳng hạn ngày 15/9 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, chậm nhất ngày 12/09 doanh nghiệp sẽ phải gửi thông báo về việc tạm ngừng đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở.
Thời hạn tạm ngừng hoạt động Theo quy định cũ thời hạn tạm ngừng kinh doanh tối đa là 2 năm. Tuy nhiên, nghị định 01/2021/NĐ-CP không còn quy định này. Vì vậy, mỗi lần tạm ngừng kinh doanh tối đa 1 năm. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh nhiều lần liên tiếp (không giới hạn thời gian)
Trường hợp quá 1 năm mà doanh nghiệp không tiến hành thông báo hoạt động trở lại nhưng vẫn không thực hiện các thủ tục giải thể, phá sản, khi đó, doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính liên quan đến hoạt động kê khai thuế, vi phạm về đăng ký kinh doanh.
Mẫu quyết định tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH một thành viên
Trình tự thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH một thành viên
Thành phần hồ sơ
1. Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của công ty TNHH một thành viên;
2. Quyết định của chủ sở hữu về việc tạm ngừng kinh doanh;
3. Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp phải nộp kèm theo:
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
– Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp.
4. Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:
– Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
– Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.),
kèm theo văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
Trình tự thực hiện
1. Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai phương thức:
– Nộp tại Bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT (Phòng ĐKKD) tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính;
– Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn);
Và nộp phí, lệ phí (nếu có) và nhận giấy biên nhận giải quyết hồ sơ.
2. Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng ĐKKD hoàn tất kết quả giải quyết và chuyển cho Bộ phận một cửa phòng ĐKKD để trả kết quả.
3. Nhận kết quả
Nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại bộ phận một cửa phòng đăng ký kinh doanh và phải mang các giấy tờ sau:
– Giấy biên nhận giải quyết hồ sơ.
– Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp đến nhận kết quả thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân sau đây:
+ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.).
kèm theo văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý:
1. Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp đồng thời gửi Thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký
2. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu công ty vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thực hiện thông báo lại. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.
3. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Mời bạn xem thêm:
- Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh trọn gói (Tạm ngừng công ty)
- Dịch vụ làm thủ tục tặng cho Nhà đất nhanh chóng, trọn gói
- Dịch vụ làm giấy khai sinh cho con uy tín, nhanh chóng nhất
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Mẫu quyết định tạm ngừng kinh doanh năm 2022”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến dịch vụ Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102… để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 57 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì tạm ngừng doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan quản lý nhà nước. Như vậy, nếu không thực hiện nghĩa vụ này thì doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính đến 2 triệu. Tôi tin rằng không doanh nghiệp nào muốn lâm vào hoàn cảnh đã khó khăn trong kinh doanh nhưng lại phải chịu thêm những chế tài không hợp lý.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, doanh nghiệp có nghĩa vụ đăng ký tạm ngừng hoạt động công ty trước thời điểm nộp hồ sơ tới Phòng Đăng ký kinh doanh là 15 ngày. Tuy nhiên Luật doanh nghiệp 2020 mới nhất đã giảm thời gian thông báo của doanh nghiệp trước khi chính thức tạm ngừng kinh doanh là 03 ngày kể từ 01/01/2021.