1.Hợp tác xã là gì?
Hợp tác xã là một mô hình tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Hợp tác xã là một mô hình tổ chức kinh tế phổ biến từ lâu và được khuyến khích phát triển ở Việt Nam, tồn tại song hành cùng với các loại hình daonhzz nghiệp tại Việt Nam.
Việc thành lập hợp tác xã cũng giống với việc thanh lập công ty đều phải đăng ký tại Cơ quan có thẩm quyền.
Theo Điều 29 Luật Hợp tác xã 2012, cơ cấu tổ chức hợp tác xã gồm đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.
Xem thêm:Dịch vụ thành lập hợp tác xã(Mở trong cửa số mới)
2. Đặc điểm của Hợp tác xã:
Hợp tác xã có 5 đặc điểm chính:
Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể; có các thành viên là cá nhân hoặc tổ chức:
Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể được tổ chức; hoạt động dựa trên cơ sở sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất và tài sản. Tài sản, vốn và tư liệu sản xuất của hợp tác xã được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của thành viên khi họ gia nhập hợp tác xã, ngoài ra sẽ là vốn hỗ trợ từ Nhà nước.
Trong hợp tác xã có sự liên kết rộng rãi của những người lao động; của các hộ thành viên; của các nhà đầu tư; của các doanh nghiệp vừa và nhỏ,… thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Sự liên kết và hợp tác này không bị giới hạn bởi số lượng thành viên; quy mô, lĩnh vực và địa bản sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ.
Hợp tác xã là một tổ chức mang tính xã hội sâu sắc:
Tính xã hội của hợp tác xã được thể hiện rõ trong các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nó; đó là tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Hợp tác xã thực hiện những công việc giúp đỡ, hỗ trợ cho các thành viên; góp phần cải thiện đời sống tinh thần, nâng cao trình độ văn hóa và năng lực trình độ của các thành viên.
Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân:
Hợp tác xã được thành lập một cách hợp pháp khi đăng ký kinh doanh ở UBND cấp huyện và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ khi thành lập các cơ quan quản lý, điều hành và kiểm soát như đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc, ban kiểm soát,…; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập, có thể là nguyên đơn bị đơn trước Tòa án, trọng tài thương mại.
Hợp tác xã được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Quyền tự chủ của hợp tác xã thông qua việc các hợp tác xã có quyền cơ bản như: tự thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã; quyết định tổ chức quản lý và hoạt động của hợp tác xã; kết nạp mới, chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã; tăng giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động;…
Nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm của hợp tác xã được thể hiện qua việc thực hiện các nghĩa vụ nhất định: hoạt động đúng ngành nghề,đã đăng ký; thực hiện quy định của pháp luật về tài chính, thuế, kế toán, kiểm toán, thống kê; quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các quỹ khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật; quản lý, sử dụng đất và tài nguyên khác được Nhà nước giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật;…
Hợp tác xã thực hiện việc phân phối thu nhập cho các thành viên theo lao động, theo vốn góp và theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã
Do nguồn vốn cơ bản và chủ yếu phục vụ hoạt động kinh doanh của hợp tác xã là do các thành viên đóng góp kh họ gia nhập hợp tác xã nên họ sẽ được hợp tác xã phân phối thu nhập nhiều hơn so với thành viên đóng góp ít vốn hơn vào hợp tác xã. Ví dụ như hợp tác xã huy động tiền gửi tiết kiệm từ các thành viên (hợp tác tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân) mà thu nhập của loại hình hợp tác xã này có được từ việc bán hàng hóa, sản phẩm hoặc thu phí sử dụng của hợp tác xã, trong đó các thành viên mua nhiều hàng hóa, sử dụng nhiều dịch vụ của hợp tác xã thì càng tạo nhiều lợi nhuận cho hợp tác xã.
Do vậy, phương thức cũng như nguyên tắc phân phối thu nhập của hợp tác xã là phân phối thu nhập cho các thành viên theo lao động, vốn góp và mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã.
Hợp tác xã được hưởng các chính sách bảo đảm, hỗ trợ và ưu đãi của Nhà nước.
Nhà nước bảo đảm cho việc thành lập và hoạt động hợp tác xã ở nhiều mặt, điển hình là:
- Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của hợp tác xã
- Bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và không can thiệp vào hoạt động hợp pháp của hợp tác xã
- Bảo đảm môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng giữa hợp tác xã với các loại hình doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác.
Ngoài ra; Nhà nước còn có chính sách ưu đãi về thuế, ưu đãi lệ phí đăng ký hợp tác xã; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới,…