Kinh doanh hóa chất là ngành nghề rất đặc thù, có vai trò quan trọng cho sự phát triển của những ngành công nghiệp khác bao gồm các lĩnh vực như phân bón, cao su thông dụng và chuyên dụng, hóa chất cơ bản (bao gồm hóa chất hữu cơ và vô cơ), hóa dầu, hóa chất tiêu dùng. Vậy mua bán hóa chất có cần giấy phép không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của LSX để biết thêm về điều kiện để được mua bán hóa chất.
Căn cứ:
- Luật Hóa chất 2007;
- Luật doanh nghiệp 2014
- Nghị định 108/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hóa chất;
- Thông tư 28/2010/TT-BCT quy định cụ thể một số điều của Luật hóa chất và Nghị định 108/2008/NĐ-CP
Nội dung tư vấn:
1. Kinh doanh hóa chất là gì?
Hóa chất là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo. Theo đó, kinh doanh hóa chất là hoạt động mua bán, trao đổi, vận chuyển cất giữ, bảo quản…các loại hóa chất trừ hóa chất bị cấm theo quy định của pháp luật.
Pháp luật quy định kinh doanh hóa chất là một ngành kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp cần có đủ điều kiện trước khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Các quy định về điều kiện kinh doanh hóa chất hiện nay khá chặt chẽ.
2. Điều kiện để được cấp phép mua bán hóa chất
- Là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật, có ngành nghề kinh doanh hóa chất;
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong kinh doanh theo quy định pháp luật
- Địa điểm, diện tích kho chứa phải đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
- Có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
- Vật chứa, bao bì lưu trữ hóa chất phải bảo đảm được chất lượng và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật; phương tiện vận chuyển hóa chất phải tuân thủ theo quy định của pháp luật;
- Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa hóa chất hoặc sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất đáp ứng được các điều kiện về bảo quản an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ;
- Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất.
- Các đối tượng quy định tại Điều 32 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
3. Thủ tục cấp phép kinh doanh, mua bán hóa chất
Do kinh doanh hóa chất là ngành kinh doanh có điều kiện, do đó doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh mua, mua bán hóa hóa chất. Cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ, tài liệu
Hồ sơ cần chuẩn bị gồm có:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản kê khai về từng địa điểm kinh doanh;
- Bản sao Quyết định phê duyệt hoặc Xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường. Theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy và văn bản chấp thuận nghiệm thu hệ thống phòng cháy, chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền. Đối với từng kho chứa hóa chất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
- Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy. Đối với từng kho chứa hóa chất không thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
- Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng của từng địa điểm kinh doanh. Nội dung bản vẽ phải đảm bảo các thông tin về vị trí kho chứa, khu vực chứa hóa chất, diện tích và đường vào khu vực kho hóa chất. Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng kho chứa hoặc Hợp đồng thuê kho đối với trường hợp thuê kho lưu trữ. Hoặc Hợp đồng hay thỏa thuận mua bán hóa chất trong trường hợp sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất;
- Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của từng địa điểm kinh doanh hóa chất;
- Bản sao bằng trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất của người phụ trách về an toàn hóa chất;
- Bản sao hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất
- Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở kinh doanh theo quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Công thương thuộc tỉnh thành phố nơi dự đặt địa chỉ trụ sở công ty của mình. Sau khi nộp xong hồ sơ, sẽ nhận được một tờ giấy biên nhận hồ sơ.
Theo ngày hẹn trên giấy biên nhận, người nộp hồ sơ có thể đến nhận kết quả
Bước 3: Nhận kết quả
Theo ngày hẹn trên giấy biên nhận, người nộp hồ sơ có thể đến nhận kết quả. Có hai kết quả có thể xảy ra:
- Hồ sơ hợp lệ: nhận kết quả là Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp và thông báo về cơ quan thuế quản lý
- Hồ sơ không hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ có văn bản hướng dẫn sửa đổi hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ doanh nghiệp tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102