Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh?

bởi Quỳnh
Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh?

“Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh?” là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm khi có ý định muốn “lập nghiệp”. Bởi hầu hết mọi người vẫn chưa rõ ưu, nhược điểm của mỗi loại hình như thế nào? Thành lập hộ kinh doanh hay công ty có lợi hơn? Luật sư X sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên.

Chào Luật sư X, hai vợ chồng tôi có một số vốn muốn kinh doanh phụ kiện điện thoại. Tuy nhiên, tôi đang băn khoăn không biết nên lựa chọn mô hình hộ kinh doanh hay doanh nghiệp để làm thủ tục đăng ký kinh doanh. Mong sớm nhận được câu trả lời của Luật sư, tôi xin cảm ơn!

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Sự khác biệt giữa doanh nghiệp và hộ kinh doanh?

Trước khi lựa chọn mô hình kinh doanh, bạn cần đánh giá kĩ từng loại hình đăng ký. Cần biết nếu chỉ buôn bán nhỏ thì có nên thành lập công ty? Trong điều kiện cụ thể của bản thân thì thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp có lợi hơn? Khi nào nên chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành công ty?

Bạn hãy xem bảng so sánh dưới đây để rõ hơn về vấn đề này:

Tiêu chíDoanh nghiệpHộ kinh doanh
Tư cách pháp nhânCó tư cách pháp nhân (trừ doanh nghiệp tư nhân)Không có tư cách pháp nhân
Thành viên– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty)
– Công ty cổ phần: Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa
– Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập
Địa điểm kinh doanhCó thể kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau, không bị giới hạn về số lượng và phạm viMột hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại
Quy môQuy mô lớn, không bị giới hạnQuy mô nhỏ, mang tính chất cá nhân và hộ gia đình
Hóa đơnĐươc phép xuất hóa đơn VAT, nhưng phải tiến hành thủ tục theo quy định pháp luậtChỉ được xuất hóa đơn bán hàng trực tiếp, không được xuất hóa đơn VAT (hóa đơn đỏ)
Con dấuCó con dấu riêng của doanh nghiệpKhông có con dấu
Thuế Thuế môn bài: Thuế thu dựa trên vốn điều lệ của doanh nghiệp: Vốn từ 10 tỷ trở xuống: 2 triệu/năm; Vốn trên 10 tỷ: 3 triệu/năm.
Thuế thu nhập doanh nghiệp: Mức thuế suất 20% áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.
Thuế môn bài: Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu : 300k/năm; Doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu: 500k/năm; Doanh thu trên 500 triệu: 1 triệu/năm.
Thuế thu nhập cá nhân: Tùy từng ngành, nghề kinh doanh thì mức thuế giao động từ 0,5% đến 2%.
Thuế giá trị gia tăng: Tùy từng ngành, nghề kinh doanh thì mức thuế giao động từ 1% đến 5%.
Thủ tụcThủ tục đăng ký kinh doanh và kê khai thuế tương đối phức tạp, dễ có sai sót xảy raThủ tục thành lập đơn giản, kê khai và nộp thuế dễ dàng

Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh?

Với câu hỏi của bạn về vấn đề: “Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh?“, Phòng tư vấn Luật Doanh nghiệp của Luật sư X xin tư vấn như sau:

Với mỗi loại hình kinh doanh thì sẽ có những ưu và nhược điểm nhất định. Song việc nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh ở thời điểm hiện tại, cũng như để phù hợp với đa số hoàn cảnh của mọi người thì Luật sư X khuyên bạn nếu có cơ hội hãy đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Bởi:

Trước đây, theo Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP (hết hiệu lực) quy định về hộ kinh doanh như sau:

  • Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ.
  • Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm.
  • Sử dụng dưới 10 lao động.
  • Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh (chịu trách nhiệm vô hạn).

Tuy nhiên, Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 thì quy định về hộ kinh doanh đã có nhiều ưu đãi hơn trước. Cụ thể:

  • Về địa điểm kinh doanh: Theo quy định tại Điều 86 Nghị định 01/2021 thì “Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại“. Như vậy, với quy định mới thì hộ kinh doanh không còn bị hạn chế về số địa điểm kinh doanh.
  • Về số lượng lao động: Nghị định 01/2021 không còn quy định cụ thể số lượng lao động. Trong khi quy định cũ tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP giới hạn số lượng lao động của hộ kinh doanh là 10 người, nếu trên 10 lao động thì phải thành lập công ty. Như vậy, từ 04/01/2021, hộ kinh doanh không bị giới hạn số lượng lao động như trước đây.

Mặc dù, các quy định về hộ kinh doanh đã có nhiều thay đổi nhưng mô hình này vẫn có những nhược điểm:

Thứ nhất, về phạm vi kinh doanh: Một số ngành nghề kinh doanh sẽ không thể đăng ký hộ kinh doanh cá thể, tức là phạm vi kinh doanh hẹp hơn so với công ty.

Thứ hai, về vốn: Do hộ kinh doanh là mô hình của hộ gia đình, có sự đối nhân và có mối quan hệ lẫn nhau giữa các thành viên nên không có sự phức tạp trong vấn đề quản lý vốn. Nhưng thông thường không ai đầu tư vào hộ kinh doanh bởi việc chia phần trăm giữa các thành viên trong gia đình không thực sự được chú trọng và tách bạch.

Thứ ba, về vấn đề xuất nhập khẩu thì hộ kinh doanh cũng bị hạn chế hơn so với doanh nghiệp.

Thứ tư, về ký kết hợp đồng: Việc ký kết hợp đồng với công ty bao giờ cũng tạo sự chắc chắn hơn hộ kinh doanh cá thể, bởi hộ kinh doanh là mô hình nhỏ lẻ nhưng khi đã là công ty ký và có đóng dấu thì đã hơn hộ kinh doanh rất nhiều.

Có thể thấy, nếu như bạn muốn lập nghiệp nhưng vốn còn ít và kinh doanh những ngành nghề như bán cafe, quần áo,… thì nên đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể. Và sau đó khi bạn đã có đầy đủ vốn và muốn mở rộng hơn thì hoàn toàn có thể chuyển đổi từ mô hình hộ kinh doanh sang công ty.

Hy vọng bài viết “Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh?” sẽ có ích cho bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

https://youtu.be/TTWXNDBAwEA

Câu hỏi thường gặp

Có thể thuê người quản lý hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh không?

Theo khoản 3 Điều 81 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
Trong trường hợp này, chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh chứ không liên quan đến người đại diện.

Mốc thời gian phải đăng ký thay đổi hộ kinh doanh là bao lâu?

Theo khoản 1 Điều 90 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, chủ hộ kinh doanh có trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
Như vậy, trong thời hạn 10 ngày kể từ khi có thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, cơ sở kinh doanh phải thực hiện thủ tục này tại UBND cấp huyện nơi cơ sở kinh doanh đặt trụ sở chính.

Hộ kinh doanh được tạm ngừng kinh doanh trong bao lâu?

Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý (theo khoản 1 Điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
Như vậy có thể hiểu, hộ kinh doanh có thể tạm ngừng kinh doanh vô thời hạn.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm