Chào Luật sư X, tôi hiện đang cư trú tại quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh, sau 7 năm làm quản lý do một doanh nghiệp xuất nhập khẩu đồ gia dụng và văn phòng phẩm tôi tích lũy được không ít kinh nghiệm và tiền tiết kiệm. Nên hiện tôi muốn rời khỏi công ty để kinh doanh riêng. Tuy nhiên, tôi đang phân vân giữa việc nên thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp? Xin được tư vấn.
Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Khái quát về hộ kinh doanh và doanh nghiệp
Hộ kinh doanh:
Hiện nay không có quy định nào định nghĩa về hộ kinh doanh.
Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ”.
Ai được thành lập hộ kinh doanh?
Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh, trừ các trường hợp sau đây:
- Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Lưu ý:
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
(Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
Doanh nghiệp
Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp còn định nghĩa các loại doanh nghiệp sau:
- Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020.
- Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.
Ai được phép thành lập doanh nghiệp?
Chủ thể cá nhân thành lập công ty:
– Theo quy định của Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 có thể hiểu rằng mọi cá nhân là người Việt Nam hoặc người nước ngoài không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, nếu không thuộc trường hợp cấm quy định tại Khoản 2 Điều 17 đều có quyền thành lập doanh nghiệp.
– Hạn chế với loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh hoặc công ty Hợp danh như sau: Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân hoặc đư thành lập duy nhất một hộ kinh doanh hoặc trở thành thành viên hợp danh của một duy nhất một công ty hợp danh ( trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại trong công ty hợp danh đó có thỏa thuận và quy định khác). Tuy nhiên, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoặc chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh là cá nhân vẫn có quyền được thành lập hoặc tham gia góp vốn vào nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc nhiều công ty cổ phần.
– Đối với cá nhân là người nước ngoài lần đầu thành lập công ty tại Việt Nam thì phải tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư để thành lập công ty. Khi đó, công ty do cá nhân nước ngoài thành lập sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư.
Chủ thể tổ chức thành lập công ty:
– Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, mọi tổ chức đều có quyền thành lập quản lý doanh nghiệp ,bao gồm cả doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020, đều có quyền thành lập hoặc tham gia thành lập góp vốn doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.
– Đối với tổ chức nước ngoài lần đầu thành lập công ty tại Việt Nam thì phải tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư để thành lập công ty. Khi đó, công ty do tổ chức nước ngoài này thành lập sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư.
– Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam có thêm dự định thành lập công ty mới tại Việt Nam thì thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trường hợp công ty đang có dự định thành lập do doanh nghiệp có trên 49% vốn điều lệ là sở hữu của nhà đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài thành lập hoặc tham gia thành lập thì phải có dự án đầu tư và thực hiện đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư để thành lập công ty. Khi đó, công ty mới thành lập sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư
b) Trường hợp công ty đang có dự định thành lập do doanh nghiệp có không quá 49% vốn điều lệ là sở hữu của nhà đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài thành lập, hoặc tham gia thành lập thì việc thành lập doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và không phải thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư. Trường hợp này dự dán đầu tư áp dụng theo quy định tương tự đối với dự án đầu tư trong nước.
Nên thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp?
Với câu hỏi của bạn về vấn đề: “Nên thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp?“, Phòng tư vấn Luật Doanh nghiệp của Luật sư X xin tư vấn như sau:
Với mỗi loại hình kinh doanh thì sẽ có những ưu và nhược điểm nhất định. Song việc nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh ở thời điểm hiện tại, cũng như để phù hợp với đa số hoàn cảnh của mọi người thì Luật sư X khuyên bạn nếu có cơ hội hãy đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Bởi:
Trước đây, theo Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP (hết hiệu lực) quy định về hộ kinh doanh như sau:
- Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ.
- Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm.
- Sử dụng dưới 10 lao động.
- Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh (chịu trách nhiệm vô hạn).
Tuy nhiên, Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 thì quy định về hộ kinh doanh đã có nhiều ưu đãi hơn trước. Cụ thể:
- Về địa điểm kinh doanh: Theo quy định tại Điều 86 Nghị định 01/2021 thì “Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại“. Như vậy, với quy định mới thì hộ kinh doanh không còn bị hạn chế về số địa điểm kinh doanh.
- Về số lượng lao động: Nghị định 01/2021 không còn quy định cụ thể số lượng lao động. Trong khi quy định cũ tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP giới hạn số lượng lao động của hộ kinh doanh là 10 người, nếu trên 10 lao động thì phải thành lập công ty.
Như vậy, từ 04/01/2021, hộ kinh doanh không bị giới hạn số lượng lao động như trước đây.
Mặc dù, các quy định về hộ kinh doanh đã có nhiều thay đổi nhưng mô hình này vẫn có những nhược điểm:
Thứ nhất, về phạm vi kinh doanh: Một số ngành nghề kinh doanh sẽ không thể đăng ký hộ kinh doanh cá thể, tức là phạm vi kinh doanh hẹp hơn so với công ty.
Thứ hai, về vốn: Do hộ kinh doanh là mô hình của hộ gia đình, có sự đối nhân và có mối quan hệ lẫn nhau giữa các thành viên nên không có sự phức tạp trong vấn đề quản lý vốn. Nhưng thông thường không ai đầu tư vào hộ kinh doanh bởi việc chia phần trăm giữa các thành viên trong gia đình không thực sự được chú trọng và tách bạch.
Thứ ba, về vấn đề xuất nhập khẩu thì hộ kinh doanh cũng bị hạn chế hơn so với doanh nghiệp.
Thứ tư, về ký kết hợp đồng: Việc ký kết hợp đồng với công ty bao giờ cũng tạo sự chắc chắn hơn hộ kinh doanh cá thể, bởi hộ kinh doanh là mô hình nhỏ lẻ nhưng khi đã là công ty ký và có đóng dấu thì đã hơn hộ kinh doanh rất nhiều.
Có thể thấy, nếu như bạn muốn lập nghiệp nhưng vốn còn ít và kinh doanh những ngành nghề như bán cafe, quần áo,… thì nên đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể. Và sau đó khi bạn đã có đầy đủ vốn và muốn mở rộng hơn thì hoàn toàn có thể chuyển đổi từ mô hình hộ kinh doanh sang công ty.
Có thể bạn quan tâm
- Quy định có làm căn cước công dân online được không năm 2022
- Đi làm căn cước công dân cần những gì theo quy định mới 2022
- Đi làm căn cước công dân ở đâu theo quy định năm 2022
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là bài viết tư vấn về “Năm 2022, nên thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp?” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ đổi tên bố trong giấy khai sinh… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Hoặc qua các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 Luật Doanh nghiệp 2020.
Theo khoản 1 Điều 90 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, chủ hộ kinh doanh có trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
Như vậy, trong thời hạn 10 ngày kể từ khi có thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, cơ sở kinh doanh phải thực hiện thủ tục này tại UBND cấp huyện nơi cơ sở kinh doanh đặt trụ sở chính.
Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.
Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
(Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)