Ngủ qua đêm tại nhà bạn có phải thực hiện đăng ký tạm trú không?

bởi Luật Sư X
quy định về tạm trú

Khai báo tạm trú – Hiện nay, việc cho bạn bè ngủ lại tại nhà qua đêm là sự việc khá phổ biến. Vấn đề này rất khó kiểm soát và việc cho bạn ngủ qua đêm như vậy có cần phải khai báo tạm trú và nếu không khai báo có ảnh hưởng gì không? Bài viết này sẽ trình bày nội dung về tình hình này.

Căn cứ pháp lý

  • Luật cư trú 2006 sửa đổi 2013
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP
  • Nghị định 31/2014/NĐ-CP
  • Thông tư 35/2015/TT-BCA

Nội dung tư vấn

Quy định về đăng ký tạm trú

Việc đến chơi và ngủ lại nhà bạn theo lý thì không hề sai nhưng xét về luật pháp thì liệu rằng hành vi này có phải khai báo với cơ quan chức năng có nhiệm vụ quản lý hay không? Theo Điều 30, Điều 31 Luật cư trú 2006 sửa đổi bổ sung 2013 quy định như sau:

1. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.

2. Ng­ười đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.

3. Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

Thẩm quyền cấp sổ tạm trú

4. Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an. Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và không xác định thời hạn. Việc điều chỉnh thay đổi về sổ tạm trú được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật này. Sổ tạm trú bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký lại.

5. Trường hợp người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập từ sáu tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú phải xoá tên người đó trong sổ đăng ký tạm trú.

Quy định về lưu trú

Theo Điều 31 Luật cư trú, Nghị định số 31/2014/NĐ-CP và Điều 21 Thông tư 35/2015/TT-BCA quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật cư trú thì việc lưu trú; và thông báo lưu trú được quy định như sau:

Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú. Gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người từ đủ 14 tuổi trở lên đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn.

Người đến lưu trú có trách nhiệm xuất trình với người có trách nhiệm thông báo lưu trú một trong các loại giấy tờ sau:

  • Chứng minh nhân dân;
  • Hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng; giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp; giấy tờ do cơ quan cử đi công tác;
  • Xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn nơi cư trú, giấy tờ khác chứng minh cá nhân.

Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp hoặc bằng điện thoại; và được thực hiện trước 23 giờ; nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau. Trường hợp ông, bà; cha, mẹ; vợ, chồng, con, cháu; anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.

Chế tài quy định về đăng ký tạm trú

Nếu không thông báo lưu trú, khi bị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, bạn có thể bị phạt 100.000 đến 300.000 đồng theo điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Hành vi này tuy không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng tùy theo tính chất; mức độ mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính .

Tất nhiên, trên thực tế, không phải mọi trường hợp không thông báo lưu trú đều bị xử phạt hành chính.

Như vậy, việc cho bạn ngủ lại qua đêm tại nhà không thuộc trường hợp phải khai báo tạm trú. Bạn phải thông báo việc bạn của bạn lưu trú với Công an xã; phường, thị trấn nơi bạn đang sinh sống. Bạn có thể thông báo trực tiếp tại trụ sở của công an xã; phường, thị trấn hoặc thông báo bằng điện thoại, thông báo qua mạng internet (nếu có)

Khuyến nghị!

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm