Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ không lương?

bởi Hoàng Hà

Người lao động có thể nghỉ việc riêng, nghỉ phép, nghỉ không lương nhưng không phải lúc nào người lao động muốn sử dụng chế độ nghỉ ngơi nào cũng được. Đối với nghỉ không hưởng lương còn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Vậy, người lao động được nghỉ không lương tối đa bao nhiêu ngày?

Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ:

  • Luật lao động 2012
  • Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
  • Quyết định 959/QĐ-BHXH
  • Công văn 3319/LĐTBXH-ATLĐ
  • Công văn 1904/BHXH-CĐ 

Nội dung tư vấn:

1. Số ngày nghỉ không hưởng lương trong năm.

Khi tham gia lao động, sản xuất tại cơ quan, tổ chức thì người lao động có quyền nghỉ việc riêng, nghỉ phép, nghỉ không hưởng lương. Tuy nhiên, không phải lúc nào người lao động muốn sử dụng chế độ nghỉ ngơi nào cũng được, điều này còn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Vậy người lao động được nghỉ không lương tối đa bao nhiêu ngày?

Theo Điều 116 Bộ luật lao động 2012, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp:

Kết hôn: Nghỉ 03 ngày;

– Con kết hôn: Nghỉ 01 ngày;

– Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chế: Nghỉ 03 ngày;

Trong trường hợp ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị em ruột kết hôn, người lao động được nghỉ không lương 01 ngày, nhưng phải thông báo với người sử dụng lao động.

Ngoài trường hợp nêu trên, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Như vậy, pháp luật hiện hành không giới hạn số ngày nghỉ không lương trong năm. Mỗi năm người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ không lương phụ thuộc vào sự thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động.

Bên cạnh đó, tại mục 2 Công văn 3319/LĐTBXH-ATLĐ ban hành ngày 19 tháng 08 năm 2015 quy định rõ là pháp luật về lao động hiện hành không quy định thời gian nghỉ không hưởng lương tối đa, chỉ quy định người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được nghỉ không hưởng lương theo Khoản 3 Điều 116 Bộ luật lao động 2012.

Như vậy, pháp luật hiện hành không giới hạn số ngày nghỉ không lương trong năm. Mỗi năm người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ không lương phụ thuộc vào sự thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động.

Người lao động cũng nên lưu ý khi nghỉ việc không lương dài ngày thì quyền lợi về bảo hiểm xã hội sẽ bị ảnh hưởng. Đó là, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không được đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Nếu hai bên đã thỏa thuận về thời gian nghỉ không lương của người lao động, công ty viện cớ này để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì đây là hành vi vi phạm pháp luật về lao động. Để đảm bảo quyền lợi của mình thì khi xin nghỉ làm không lương dài ngày thì người lao động nên thỏa thuận rõ với người sử dụng lao động, hai bên cần thống nhất với nhau để việc nghỉ việc hợp pháp.

2. Quyền lợi bảo hiểm xã hội sẽ bị ảnh hưởng như nào khi nghi không lương?.

Người lao động cũng nên lưu ý khi nghỉ việc không lương dài ngày thì quyền lợi về bảo hiểm xã hội sẽ bị ảnh hưởng.

Theo Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH và Quyết định 959/QĐ- BHXH, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Bên cạnh đó, theo hướng dẫn tại Công văn 1904/BHXH-CĐ của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh vào cuối tháng 9 vừa qua, trường hợp người lao động vừa có ngày nghỉ không lương trên 14 ngày làm việc, vừa có thời gian nghỉ ốm đau và tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì vẫn được thanh toán trợ cấp ốm đau theo quy định của pháp luật.

Tóm lại, nếu người lao động nghỉ không lương từ 14 ngày làm việc/tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội và thời gian nghỉ không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội; trường hợp người lao động nghỉ dưới 14 ngày thì vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội theo mức quy định.

Hy vọng bài viết có ích cho bạn !

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm