Trước khi một “con game” được đưa ra thị trường thì doanh nghiệp sẽ cần thực hiện thủ tục xin giấy phép Game G1, G2, G3, G4 (tùy loại hình). Không có giấy phép này sẽ bị xử phạt rất nặng. Phát hành game không phép sẽ là bao nhiêu?
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 15/2020/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
1. Phát hành game cần phải xin giấy phép
Chắc hẳn doanh nghiệp nào kinh doanh game cũng đều sẽ biết quy định về việc xin cấp phép cơ quan quản lý trước khi chính thức đưa ra ngoài thị trường. Việc xin giấy phép hay thông báo phát hành game được coi là bước kiểm duyệt về kịch bản, nội dung game để tránh việc “con game” có những chi tiết vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục hay pháp luật.
Tùy vào từng chức năng, thể loại game mà sẽ có những loại giấy phép được yêu cầu hoàn thiện khác nhau, ví dụ:
Giấy phép Game G1 là gì?
Giấy phép Game G1 là giấy phép cấp cho trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp: Ở thời điểm hiện tại thì đây là loại giấy phép Game có thủ tục phức tạp nhất, cũng là loại game mà nhiều doanh nghiệp hướng tới và phát hành. Có thể kể để những game cần xin giấy phép game G1 như: Liên minh huyền thoại, Fifa online 4, CSGO …
Giấy phép Game G2, G3, G4 là gì?
Tôi tạm xếp 3 loại giấy phép game G2, G3, G4 vào cùng một nhóm vì những thủ tục pháp lý và thành phần hồ sơ gần như tương tự nhau. Tất nhiên đối với những “con game” được cấp loại giấy phép này cũng sẽ ít phức tạp hơn là những con game thuộc giấy phép G1:
- Game G2: Trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp;
- Game G3: Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp;
- Game G4: Trò chơi điện tử được tải về qua mạng, không có sự tương tác giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp;
Có thể thấy, việc xin giấy phép phát hành game sẽ không có sự phân biệt giữa game trên PC, PS4, XBOX hay mobile, chỉ cần “con game” được phát hành trên thị trường trên mọi nền tảng mà ở đó có sự tương tác giữa người chơi, doanh nghiệp, người chơi khác … thì sẽ đều cần phải xin phép. Việc không xin cấp phép sẽ để lại hệ lụy pháp lý rất lớn mà không doanh nghiệp nào muốn gặp phải.
Tham khảo bài viết: Dịch vụ xin cấp phép game G1, G2, G3, G4
2. Phát hành game không xin giấy phép phạt bao nhiêu?
Như đã đề cập tại phần trên rằng khi phát hành bất cứ con game trên bất cứ nền tảng nào thì doanh nghiệp đều cần phải xin giấy phép. Việc không xin giấy phép phát hành game sẽ khiến doanh nghiệp bị xử phạt hành chính với mức rất cao theo quy định tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP:
Không có giấy phép Game G1 phạt thế nào?
Giấy phép phát hành game G1 là loại giấy phép có tính chất phức tạp nhất nếu đem so sánh với những giấy phép G2, G3, G4.
Với tính chất như vậy thì việc vi phạm khi phát hành Game không phép sẽ ở mức độ nặng hơn khi có thể bị xử phạt đến 170 triệu đồng theo quy định tại Điều 103 Nghị định 15/2020/NĐ-CP:
Điều 103. Vi phạm quy định về giấy phép, giấy chứng nhận đăng ký, quyết định phê duyệt nội dung kịch bản trò chơi điện tử trên mạng
7. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 khi không có Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.
Không có giấy phép Game G2, G3, G4 phạt thế nào?
Giấy phép phát hành game G2, G3, G4 là những giấy phép có tính chất ít phức tạp hơn so với G1, vì vậy có thể nói mức phạt cũng sẽ thấp hơn tuy nhiên cũng có thể lên đến 100 triệu đồng:
Điều 103. Vi phạm quy định về giấy phép, giấy chứng nhận đăng ký, quyết định phê duyệt nội dung kịch bản trò chơi điện tử trên mạng
6. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2 hoặc G3 hoặc G4 khi không có Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng;
b) Cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 khi không có Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử G1.
Ngoài việc bị xử phạt bằng tiền nêu ở trên, những doanh nghiệp vi phạm có thể đối mặt với những hình phạt bổ sung như:
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 6 và 7 Điều này;
d) Tịch thu Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
đ) Tịch thu Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử G1 do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 6 và 7 Điều này;
b) Buộc thu hồi tên miền do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5, các khoản 6 và 7 Điều này.
Tham khảo thêm bài viết: Dịch vụ xin giấy phép game mobile
Hotline: 0833.102.102
Hi vọng bài viết sẽ có X