Quay lén người khác bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

bởi VanAnh
Quay lén người khác bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật

Thời gian vừa qua; đã xuất hiện rất nhiều vụ việc liên quan đến chia sẻ hình ảnh, video; từ việc quay lén có tính chất xâm phạm đến đời tư cá nhân của người khác gây xôn xao trong dư luận.

Cụ thể, Sở TT&TT tỉnh Thái Nguyên nhận được hồ sơ vụ việc từ Phòng An ninh chính trị – Nội bộ; Công an tỉnh Thái Nguyên về việc chị N.T.T.T SN 1989; nhân viên một doanh nghiệp trên địa bàn phường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên bị nam đồng nghiệp là H.V.N; sử dụng điện thoại di động quay lén cảnh sinh hoạt cá nhân của các nhân viên tại nhà vệ sinh nữ của doanh nghiệp. Sau đó, cơ quan công an đã xác minh, làm rõ, từ tháng 9/2020 đến nay, H.V.N đã thực hiện hành vi quay trộm và lưu lại khoảng 60 video sinh hoạt cá nhân của các đồng nghiệp nữ trong doanh nghiệp mình.” Vậy Quay lén người khác bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Nghị định 15/2020

Nội dung tư vấn

Hiện nay trên mạng xã hội hay có hiện tượng đăng tải các hình ảnh, clip nhạy,.. quay lén người khác; gây ảnh hưởng đến đời sống riêng tư của họ; ảnh hưởng đến danh dự của người trong video. Hành vi quay lén như vậy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Làm nhục người khác; Quy định tại Điều 155 BLHS.

Hành vi quay lén là gì?

Có thể hiểu: Hành vi quay lén là một người sử dụng một; hoặc nhiều phương tiện khác nhau như camera, máy điện thoại, máy quay…. Có công dụng ghi hình để quay một người khác khi chưa được sự cho phép của người bị quay.

Cấu thành tội phạm của tội làm nhục người khác

Mặt khách quan của tội làm nhục người khác:

Mặt khách quan của tội này được thể hiện qua các hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác:

Thể hiện bằng việc làm: gồm có những hành vi chụp ảnh trộm; quay lén hành động của người khác để bêu rếu. Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi dùng phương tiện nguy hiểm để khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình.

Tất cả những hành vi, thủ đoạn trên chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác. Nếu hành vi làm nhục người khác lại cấu thành một tội độc lập thì tùy trường hợp cụ thể, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục và tội tương ứng với hành vi đã thực hiện. Đặc trưng của hành vi nêu trên thường là diễn ra trực tiếp, công khai và trước nhiều người.

Khách thể của tội làm nhục người khác:

Hành vi của tội phạm làm nhục người khác nêu trên xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.

Mặt chủ quan của tội làm nhục người khác:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị nhục với nhiều động cơ khác nhau, có thể trả thù chính người bị hại hoặc cũng có thể trả thù người thân của người bị hại.

Chủ thể của tội làm nhục người khác:

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Quy định tại Điểu 12 Bộ luật Hình sự

Quay lén người khác bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Để xem xét về trách nhiệm hình sự đối với hành vi quay lén người khác, cần căn cứ vào mục đích, tính chất, mức độ của hành vi.

Người quay lén sử dụng nội dung quay lén; với mục đích làm nhục và xúc phạm nghiêm trọng danh dự; nhân phẩm của người khác; thì người vi phạm có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm về Tội làm nhục ngươi khác. Quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Khung 1

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

Khung 3

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Xử phạt hành chính

Theo quy định tại điểm e Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, người có hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Ngoài ra hành vi quay lén người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm về Tội cưỡng đoạt tài sản

Quay lén với mục đích; sử dụng những hình ảnh, nội dung đã quay được; để đe dọa sẽ dùng vũ lực; có thủ đoạn khác nhằm uy hiếp tinh thần của người bị quay lén; buộc người bị quay lén phải giao tiền. Thì có thể truy cứu về tội cưỡng đoạt tài sản tại Điều 170 Bộ luật Hình sự

Khung 1

Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác; nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Khung 4

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Quay lén người khác bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?“. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc hoặc gặp vấn đề pháp lý khó khăn cần giải quyết; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Như thế nào là làm nhục người khác?

Làm nhục người khác là người có hành vi xúc phạm người khác; bằng những lời lẽ làm tổn hại tinh thần người khác; hạ thấp nhân cách của họ bằng những lời lẽ cay nghiệt thậm tệ; dùng lời nói để lăng mạ, chửi bới người khác sỉ nhục, chửi rủa thậm tệ, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu; nhằm vào nhân cách; khiến người khác bị mất thể diện, nhục nhã trước những người khác.

Cưỡng đoạt tài sản là gì?

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Đặc trưng cơ bản của tội cưỡng đoạt tài sản; là người phạm tội đã có hành vi uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản bằng những thủ đoạn đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lo sợ mà phải giao tài sản cho người phạm tội.

Hình phạt bổ sung của Tội truyền bá văn hóa phẩm đồ trụy?

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm