“Quyền thừa kế là một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật dân sự của nước ta. Trong quy định về thừa kế, truất quyền thừa kế là khái niệm không mới nhưng không phải ai cũng hiểu rõ. Để giải đáp những thắc mắc về vấn đề này, Luật sư X xin được giới thiệu quy định về truất quyền thừa kế trong bài viết dưới đây.”
Căn cứ pháp luật
- Bộ luật dân sự 2015
- Các văn bản pháp luật liên quan
Nội dung tư vấn
Quy định về truất quyền thừa kế
Điều 626 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền của người lập di chúc:
Điều 626: Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Như vậy, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế là một trong các quyền mà người để lại di sản có thể thực hiện theo luật định.
Khi bị truất quyền thừa kế, thì người thừa kế không còn quyền hưởng di sản theo di chúc và thừa kế theo pháp luật, nghĩa là không được hưởng di sản của người để lại thừa kế.
Những trường hợp truất quyền thừa kế
Theo quy định của pháp luật thừa kế Việt Nam, có hai trường hợp mà cá nhân có thể bị truất quyền thừa kế:
- Theo di chúc của người để lại di sản
- Theo pháp luật về thừa kế
Trường hợp 1: Theo di chúc của người để lại di sản
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Do đó, có thể xảy ra trường hợp người thừa kế bị truất quyền thừa kế theo di chúc là do người lập di chúc tự chỉ định người không được hưởng di sản.
Quyền truất quyền thừa kế của người khác của người lập di chúc được pháp luật bảo vệ và tôn trọng nhưng chỉ có hiệu lực khi việc định đoạt bằng di chúc thỏa mãn các điều kiện về di chúc hợp pháp. Nếu người lập di chúc không tuân theo những điều kiện của di chúc hợp pháp thì di chúc đó bị xác định là không có hiệu lực và mặc dù ý chí của người có tài sản được pháp luật bảo hộ và tôn trọng nhưng quyền định đoạt của người có di sản sẽ bị hạn chế. Bên cạnh đó, quyền này của người lập di chúc không vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật thừa kế.
Trường hợp 2: Theo pháp luật về thừa kế
Nguyên nhân bị truất quyền thừa kế theo pháp luật là do người thừa kế thuộc một trong các trường hợp sau:
- Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản;
- Có hành vi xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người lập di chúc;
- Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
- Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm chiếm đoạt tài sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
- Có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc;
- Thực hiện giả mạo, sửa chữa di chúc, huỷ, che giấu di chúc nhằm hưởng di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Tuy nhiên nếu người để lại di sản biết về hành vi này và vẫn đồng ý cho họ hưởng di sản thì phải ghi rõ ràng trong di chúc.
Người bị truất quyền thừa kế có được hưởng di sản không?
Điều 644 Bộ luật dân sự quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:
Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.
Theo quy định trên thì đối với những đối tượng là con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên mà không có khả năng lao động thì sẽ được hưởng di sản khi không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật. Bên cạnh đó khoản 2 cũng quy định rõ nội dung trên không áp dụng đối với những người từ chối nhận di sản, những người không có quyền hưởng di sản.
Như vậy, có thể hiểu, những người thuộc các đối tượng sau vẫn có quyền hưởng di sản thừa kế nếu bị truất quyền theo ý chí của người lập di chúc:
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
- Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Xem thêm:
- Có được từ chối nhận di sản thừa kế theo di chúc không?
- Con ngoài giá thú có được hưởng di sản thừa kế hay không?
Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư dân sự tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi: 0833.102.102.
Câu hỏi liên quan
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
– Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
– Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
– Không có di chúc;
– Di chúc không hợp pháp;
– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.