Kinh tế phát triển cho nên nhu cầu kinh doanh trong xã hội cũng gia tăng. Một trong các loại hình phổ biến khi tiến hành kinh doanh của người Việt Nam đó là doanh nghiệp tư nhân. Việc chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân để hoạt động kinh doanh có liên quan đến nhiều yếu tố chẳng hạn như lịch sử; thích hợp cho việc kinh doanh vừa và nhỏ; thủ tục pháp lý đơn giản; vv… Vậy quy mô của doanh nghiệp tư nhân là bao nhiêu? Để tìm hiểu vấn đề này mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của LSX.
Cơ sở pháp lý
Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Doanh nghiệp tư nhân là thuật ngữ ám chỉ một trong số các loại hình doanh nghiệp; và tên gọi này đã được duy trì từ khi đạo luật Doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam ra đời từ năm 1990 cho đến nay.
Thực tiễn của Việt Nam cho thấy, mỗi khi ta nhắc đến Doanh nghiệp tư nhân thì người Việt Nam hay dùng nó để chỉ cộng đồng doanh nghiệp thuộc thành phần tư nhân trong sự đối trọng với doanh nghiệp nhà nước.
Theo quy định tại Điều 188 doanh nghiệp tư nhân được hiểu là:
“Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”.
Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
1. Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân đầu tư vốn thành lập và làm chủ:
Trong suốt quá trình doanh nghiệp tư nhân hoạt động chỉ có một người chỉ là cá nhân duy nhất; doanh nghiệp tư nhân không thể có chủ là tổ chức. Và tại một thời điểm một cá nhân chỉ làm chủ đúng một doanh nghiệp tư nhân.
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp:
Hiện tượng này trong khoa học pháp lý gọi là trách nhiệm tài sản vô hạn. Biểu hiện của nó chính là bản thân người chủ sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp; từ lúc doanh nghiệp khai sinh đến khi nó phá sản. Chính vì yếu tố đó nên khi có tranh chấp phát sinh với chủ thể là doanh nghiệp tư nhân; chủ doanh nghiệp có thể đứng ở vai trò là nguyên đơn; bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; vv..vv. trong vụ án dân sự/hình sự/hành chính.
3. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán:
Về bản chất kinh tế hoạt động chứng khoán là hình thức kêu gọi vốn rộng rãi từ phía công chúng. Trong lĩnh vực kinh tế người ta chia chứng khoán làm hai loại chứng khoán vốn; và chứng khoán nợ. Pháp luật doanh nghiệp quy định cấm doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán. Cho nên khi muốn huy động vốn, bản thân chủ doanh nghiệp phải dùng chính tài sản của cá nhân góp vào để đầu tư cho doanh nghiệp.
4. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân:
Xét trong một điều kiện để một tổ chức để công nhận tổ chức pháp nhân có hai đặc điểm mà doanh nghiệp tư nhân không đáp ứng được đó là:
– Doanh nghiệp tư nhân không có tài sản thuộc sở hữu của chính nó.
– Trong pháp luật quan hệ tố tụng, không thể tham gia chịu trách nhiệm độc lập với các vấn đề pháp lý có liên quan.
Chính hai đặc điểm cơ bản đó, doanh nghiệp tư nhân đã không công nhận là có tư cách pháp nhân.
Quy mô của doanh nghiệp tư nhân
Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân
1. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư; trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam; ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng; và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản; số lượng; và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
2. Toàn bộ vốn; và tài sản kể cả vốn vay; và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán; và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Như vậy về mặt tài chính, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh của mình một cách thoải mái; pháp luật không có giới hạn số vốn tối đa được đầu tư là bao nhiêu. Nguồn vốn hoạt động đầu tư ấy sẽ được chủ doanh nghiệp tiến hành đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên có một bất lợi là chủ doanh nghiệp tư nhân không được chuyển quyền sở hữu tài sản cho bản thân doanh nghiêp tư nhân của mình được.
Quản lý doanh nghiệp tư nhân
1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân; việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế; và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp; hoặc thuê người khác làm Giám đốc; hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật; đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự; nguyên đơn; bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài; Tòa án; đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền; và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm các bài viết:
- Doanh nghiệp quốc phòng, an ninh là gì theo quy định pháp luật Việt Nam?
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có những quyền và nghĩa vụ gì ?
- Từ chối yêu cầu nghỉ không lương, doanh nghiệp có bị phạt?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của LSX về vấn đề “Quy mô của doanh nghiệp tư nhân” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đăng ký bảo vệ thương hiệu, đăng ký bảo hộ logo, đăng ký kinh doanh,.. của LSX, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác.
Sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ; và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp; trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân; người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.
Chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua doanh nghiệp tư nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật về lao động.
Chủ doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi vốn đầu tư doanh nghiệp thay đổi.
Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày; kể từ ngày có thay đổi.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo; Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ; và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi; bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung thông tin theo nội dung thông báo thay đổi đăng ký doanh nghiệp; thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp; và nêu rõ lý do.