Quyền tự do kinh doanh là một trong những quyền cơ bản của doanh nghiệp khi thành lập và hoạt động. Trong đó có quyền xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm, trang thiết bị….. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định pháp luật thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Quyền tự do kinh doanh là gì?
Quyền tự do kinh doanh lần đầu tiên được ghi nhận chính thức tại điều 57, Hiến pháp 1992. Kế thừa tinh thần đó, điều 33 Hiến pháp 2013 khẳng định người dân có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Cụ thể hóa, Luật Doanh nghiệp và Luật đầu tư khẳng định “doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm” và “Nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm”.
Quyền tự do thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh được chi tiết trong Luật đầu tư như: Nhà đầu tư được tự chủ quyết định hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư.
Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp
Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp trong Luật doanh nghiệp được thể hiện chi tiết và cụ thể trong phần quy định về quyền của doanh nghiệp. Cụ thể
Quyền của doanh nghiệp
- Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
- Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành; nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
- Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
- Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
- Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
- Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
- Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
- Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
- Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Hi vọng bài viết giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng đã bỏ tội danh kinh doanh trái phép. Nhà nước chủ trương tránh hình sự hóa các quan hệ kinh tế – dân sự; tôn trọng và bảo đảm nguyên tắc người dân; doanh nghiệp được kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm.
Quyền tự do thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh là nội dung cơ bản của quyền tự do kinh doanh; là tiền đề thực hiện các quyền khác thuộc nội dung của quyền tự do kinh doanh. Các hoạt động kinh doanh chỉ có thể được tiến hành khi các chủ thể kinh doanh xác lập tư cách pháp lý.
Quyền tự do lựa chọn ngành nghề, linh vực kinh doanh được hiểu là việc cá nhân; tổ chức được quyền tự mình lựa chọn những ngành nghề mà mình muốn kinh doanh trong pháp vi ngành nghề mà pháp luật không cấm, đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì việc kinh doanh được thực hiện sau khi đáp ứng đủ các điều kiện của ngành nghề đó.