Trong thời gian làm việc người lao động vẫn được hưởng chế độ nghỉ ngơi theo quy định pháp luật; đồng thời cũng chính là sự thoả thuận giữa hai bên. Tuy nhiên, có những trường hợp ngoài ý muốn ví dụ tai nạn lao động; tai nạn giao thông đi đến nơi làm việc, sẩy thai,…Như vậy, thời gian bị sẩy thai có được nghỉ ngơi không? Chế độ nghỉ ngơi như thế nào? Cùng luật sư X tìm hiểu về “Sẩy thai được nghỉ bao nhiêu ngày?” qua bài phân tích pháp lý sau đây
Căn cứ pháp lý
Sẩy thai được nghỉ bao nhiêu ngày?
Sẩy thai là trường hợp không còn hiếm đối với người lao động nữ. Tuy nhiên, nhiều người không biết tự bảo vệ quyền lợi của mình khi xảy thai; về chế độ nghỉ dưỡng theo quy định của pháp luật. Trong một số tình huống, người sử dụng lao động lấy lý do người lao động sảy thai; và sức khoẻ không đảm bảo công việc kịp thời theo thoả thuận đã ra quyết định sa thải.
Do đó, qua bài viết này người lao động cần đọc kỹ những phân tích theo căn cứ pháp lý dưới đây; để tự bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân theo quy định của pháp luật.
Dọa sảy thai được nghỉ bao nhiêu ngày?
Dọa sảy thai là tình trạng thai nhi vẫn còn sống; và vẫn phát triển bên trong buồng tử cung của người mẹ nhưng cơ thể mẹ bầu; lại có các dấu hiệu đau bụng, ra máu. Nếu có biện pháp xử trí kịp thời có thể giữ được thai nhi; và phòng tránh được việc sảy thai.
Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Tuy quy định của pháp luật không có xác định trường hợp doạ sảy thai là nghỉ bao nhiêu ngày nhưng có thể áp dụng quy định có tính tương tự. Cụ thể, nếu bạn doạ sảy thai thì được tính vào trường hợp lao động nữ mang thai. Chính vì vậy, lao động nữ mang thai có được chế độ nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật. Với điều kiện là có xác nhận của cơ sở khám bệnh.
Theo đó, số lượng ngày nghỉ khi doạ thai sản theo quy định là không qua 02 tháng trước khi sinh con. Tuy nhiên, người lao động và người sử dụng lao động có thể thoả thuận với nhau về số lượng ngày nghỉ nếu bạn bị doạ thai sản.
Bên cạnh đó, người lao động phải đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Tóm lại, nếu bạn phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo đúng quy định của pháp luật.\
Phá thai bệnh lý được nghỉ bao nhiêu ngày?
Căn cứ Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2104 quy định như sau:
Điều 33. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần
Như vậy, theo quy định của pháp luật bảo hiểm; thì thời gian nghỉ việc của người lao động trong trường hợp phá thai bệnh lý thì được nghỉ chế độ. Và những ngày nghỉ này phụ thuộc vào thai trong bụng được bao nhiêu ngày tuổi. Cụ thể, nếu phá thai bệnh lý mà thai nhi trong bụng dưới 05 tuần tuổi thì bạn được nghỉ 10 ngày làm việc; nếu dưới từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi thì được nghỉ 20 ngày;…
Ví dụ: Bạn đang mang thai và làm việc tại công ty X thì phải phá thai bệnh lý và được giấy xác nhận của cơ sở điều trị. Đồng thời thai nhi được 14 tuần tuổi. Theo quy định của pháp luật thì phá thai bệnh lý trường hợp này rơi vào khoảng từ 13 tuần đến dưới 25 tuần thì bạn sẽ được nghỉ chế độ là 40 ngày theo đúng quy định của pháp luật. Như vậy, nếu công ty của bạn chỉ cho nghỉ 30 ngày và không đi làm sẽ cho thôi việc thì bạn nên khiếu nại; hoặc đến Toà án để khởi kiện theo thủ tục tố tụng nhất định.
Mời bạn xem thêm:
- Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp báo cáo thuế hay không?
- Giải thể công ty có phải quyết toán thuế không, thủ tục thế nào?
- Hướng dẫn giải thể doanh nghiệp qua mạng nhanh và mới nhất
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Sẩy thai được nghỉ bao nhiêu ngày?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Sẩy thai là trường hợp không còn hiếm đối với người lao động nữ. Tuy nhiên, nhiều người không biết tự bảo vệ quyền lợi của mình khi xảy thai về chế độ nghỉ dưỡng theo quy định của pháp luật. Trong một số tình huống, người sử dụng lao động lấy lý do người lao động sảy thai và sức khoẻ không đảm bảo công việc kịp thời theo thoả thuận đã ra quyết định sa thải.
Như vậy, theo quy định của pháp luật bảo hiểm; thì thời gian nghỉ việc của người lao động trong trường hợp phá thai bệnh lý thì được nghỉ chế độ. Và những ngày nghỉ này phụ thuộc vào thai trong bụng được bao nhiêu ngày tuổi. Cụ thể, nếu phá thai bệnh lý mà thai nhi trong bụng dưới 05 tuần tuổi thì bạn được nghỉ 10 ngày làm việc; nếu dưới từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi thì được nghỉ 20 ngày;… xem thêm điều 33 Luật bảo hiểm xã hội 2014