Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trụ cột của hệ thống chính trị ở nước ta, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Nhà nước là phương tiện quan trọng nhất của nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Tại sao nói quyền lực nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị?” qua bài viết sau đây
Căn cứ pháp lý
Hiến pháp năm 2013
Tại sao nói quyền lực nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị?
Có nhiều lý do để nói quyền lực nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị. Dưới đây là giải đáp 2 lý do cơ bản nhất.
Thứ nhất: Quyền lực nhà nước xuất phát từ quyền lực chính trị
Xét dưới góc độ bản chất, nhà nước luôn mang tính giai cấp, nhà nước là công cụ mà giai cấp thống trị xã hội thiết lập để truyền tải quyền lực chính trị của giai cấp thống trị lên nhà nước, biến thành quyền lực nhà nước để thực thi trong thực tiễn. Vì vậy, nhà nước phải thực hiện chức năng giai cấp, nghĩa là phải phục vụ và bảo vệ cho lợi ích của giai cấp thống trị xã hội.
Với tư cách là một bộ máy công quyền (bộ máy tổ chức thực thi quyền lực công), nhà nước không chỉ phải thực hiện chức năng giai cấp mà còn phải thực hiện chức năng xã hội. Do đó, nhà nước phải sử dụng tổng hợp các nguồn lực, kể cả quyền lực nhà nước để thiết lập và bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển và nhất là bảo vệ và phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội, trong đó có lợi ích của tất cả các giai cấp, tầng lớp, các nhóm người trong xã hội.
Thứ hai: Quyền lực chính trị thể hiện tập trung ở quyền lực nhà nước
Quyền lực chính trị hướng đến quản lý; thiết lập và duy trì trật tự xã hội mà nhà nước cũng là chủ thể của quyền lực chính trị; là tổ chức chính trị thể hiện tập trung nhất quyền lực nhân dân; có sức mạnh cưỡng chế toàn diện; ban hành và sử dụng pháp luật để quản lý các quá trình xã hội.
Nhờ có pháp luật, mọi chủ trương; chính sách của nhà nước được triển khai một cách rộng rãi và thống nhất trên quy mô toàn xã hội. Bên cạnh đó, nhà nước có đủ điều kiện và sức mạnh về vật chất để tổ chức thực hiện quyền lực chính trị; và quản lý đất nước xã hội. Đó là những ưu thế riêng của nhà nước mà không có tổ chức nào trong hệ thống chính trị có được. Vì vậy, quyền lực chính trị thể hiện tập trung ở quyền lực nhà nước; chỉ có thông qua quyền lực nhà nước quyền lực chính trị mới có thể được thực thi trong thực tiễn một cách đầy đủ nhất.
Lý do quyền lực nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trụ cột của hệ thống chính trị ở nước ta, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội.
Nhà nước là phương tiện quan trọng nhất của nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Nhà nước trong hệ thống chính trị có chức năng thể chế hóa đường lối; quan điểm của Đảng thành các quy định pháp luật trong Hiến pháp và các quy định pháp luật khác; và thực hiện quyền quản lý đất nước.
Hoạt động của nhà nước nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng nhưng có tính độc lập tương đối; với các công cụ và phương thức quản lý riêng của mình.
Hiến pháp chỉ rõ quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân; Nhà nước là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân; thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc. Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Dây là những cơ quan do nhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
Hiến pháp trao cho mọi công dân (dù là nam hay nữ) quyền bình đẳng như nhau về mọi mặt chính trị; kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; quyền tự do đi lại và cư trú ở trên đất nước Việt Nam; quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về theo quy định của pháp luật.
Quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước có mối quan hệ qua lại chặt chẽ. Quyền lực nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị.
Việc chuyển quyền lực nhà nước từ tay giai cấp này sang tay giai cấp khác; sẽ làm thay đổi bản chất của chế độ chính trị. Mọi dạng quyền lực nhà nước đều mang tính chính trị; nhưng không phải mọi quyền lực chính trị đều có tính chất của quyền lực nhà nước.
So với quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị rộng hơn; đa dạng hơn về phương pháp thực hiện cũng như hình thức biểu hiện. Quyền lực nhà nước trong xã hội hiện đại bao gồm 3 nhánh chủ yếu là quyền lập pháp; quyền hành pháp và quyền tư pháp.
Cơ quan công quyền, là chủ thể của quyền lực chính trị. Nhà nước quản lý toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị; xã hội và có những phương diện và công cụ để duy trì trật tự xã hội ổn định.
– Nhà nước CHXHCNVN sử dụng pháp luật và thông qua pháp luật để quản lý xã hội; thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước.
– Nhà nước CHXHCNVN là tổ chức chính trị mang chủ quyền quốc gia; là tổ chức duy nhất được coi là chủ thể của công pháp quốc tế.
– Nhà nước CHXHCNVN là chủ sở hữu đối với tư liệu sản xuất quan trọng của xã hội; thông qua đó nhà nước điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế.
Mời bạn xem thêm:
- Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp báo cáo thuế hay không?
- Giải thể công ty có phải quyết toán thuế không, thủ tục thế nào?
- Hướng dẫn giải thể doanh nghiệp qua mạng nhanh và mới nhất
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Tại sao nói quyền lực nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Ba nhánh quyền: hành pháp, lập pháp và tư pháp.
Hành pháp thuộc về chính phủ và cơ quan cấp dưới.
Tư pháp thuộc về Toà án
Lập pháp thuôc về quốc hội.
Quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước có mối quan hệ qua lại chặt chẽ. Quyền lực nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị.
Việc chuyển quyền lực nhà nước từ tay giai cấp này sang tay giai cấp khác sẽ làm thay đổi bản chất của chế độ chính trị. Mọi dạng quyền lực nhà nước đều mang tính chính trị nhưng không phải mọi quyền lực chính trị đều có tính chất của quyền lực nhà nước.