Tạm ngừng kinh doanh là gì?

bởi Vudinhha
Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Không phải hoạt động kinh doanh nào đi vào hoạt động cũng hoàn toàn thành công mà nhiều khi nó còn xuất phát từ sự may mắn nữa. Bởi vậy, nhiều doanh nghiệp không còn đủ khả năng tiếp tục hoạt động kinh doanh nữa. Lúc này, tạm ngừng kinh doanh là một lựa chọn tối ưu cho chủ doanh nghiệp. Vậy tạm ngừng kinh doanh là gì?

 Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Nội dung tư vấn

Căn cứ pháp lý

Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Tạm ngừng kinh doanh được hiểu đơn giản là hoạt động tạm thời ngừng kinh doanh trong 1 khoảng thời gian tối đa theo luật định. Lúc này, doanh nghiệp vẫn tồn tại nhưng không được phép ký hợp đồng, xuất hóa đơn hay bất cứ hoạt động kinh doanh phát sinh giao dịch nào khác.Hành vi pháp lý này khác với giải thể, vì nếu giải thể, doanh nghiệp sẽ chấm dứt hoạt động kinh doanh và tư cách pháp lý. Tạm ngừng kinh doanh đơn giản là việc “nghỉ ngơi” một thời gian rồi tiếp tục hoạt động tiếp. Hết thời hạn “nghỉ ngơi” tối đa mà  pháp luật cho phép, doanh nghiệp không tiếp tục hoạt động thì phải tiến hành giải thể hoặc chuyển nhượng.

Điều kiện tạm ngừng kinh doanh

  • Tại thời điểm doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp không bị đóng mã số thuế. Trên thực tế; nhiều doanh nghiệp lập ra không kinh doanh tại trụ sở mình đã đăng ký hoặc không hoạt động kinh doanh thực tế do đó không kê khai thuế đầy đủ. Khi có những vi phạm như trên; Chi cục thuế quản lý sẽ đóng mã số thuế đối với những doanh nghiệp này. Vì vậy muốn làm thủ tục đăng ký tạm ngưng doanh nghiệp; trước tiên doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục khôi phục mã số thuế bị đóng.
  • Doanh nghiệp phải thông báo về việc tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp tới cơ quan đăng ký kinh doanh  03 ngày trước khi doanh nghiệp tạm ngừng.

Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong trường hợp sau đây:

  • Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
  • Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế; môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;

Thời hạn tạm ngừng kinh doanh

Theo quy định cũ thời hạn tạm ngừng kinh doanh tối đa là 2 năm. Tuy nhiên, nghị định 01/2021/NĐ-CP không còn quy định này. Vì vậy, mỗi lần tạm ngừng kinh doanh tối đa 1 năm. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh nhiều lần liên tiếp (không giới hạn thời gian).

Có nên tạm ngừng kinh doanh?

 Trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn không thể tiếp tục hoạt động nhưng không muốn giải thể thì tạm ngừng kinh doanh là một con đường hữu ích. Bởi khi tạm ngừng kinh doanh; doanh nghiệp có thể bớt đi nỗi lo về tiền lương cho người lao động, thuế, các khoản chi khác.

Nhờ đó; doanh nghiệp tập trung được nhân lực và vật lực để giải quyết các khó khăn còn tồn đọng; tìm cách huy động vốn từ các nhà đầu tư để tái cơ cấu lại doanh nghiệp hoặc cũng có thể chưa hoạt động gì để chờ đợi cơ hội mới tốt hơn. Đồng thời; khi doanh nghiệp hoạt động trở lại bình thường thì thủ tục đơn giản như: Nếu hết thời hạn tạm ngừng; doanh nghiệp tự hoạt động trở lại còn nếu sớm hơn thì thời hạn tạm ngừng thì chỉ cần làm công văn thông báo. Ngược lại; nếu nhận thấy không còn cơ hội cải thiện để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng; thì nên chọn giải pháp giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp.

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh 

Bước 1 : Chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ theo hướng dẫn trên tới Phòng đăng ký kinh doanh – Sở KHĐT nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh

Bước 3:

  • Trong 02 ngày làm việc; Sở KHĐT gửi thông tin sang bên thuế để đối chiếu số thuế còn nợ hoặc không.
  • Trong 03 ngày làm việ;, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Liên hệ luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Nếu có bất kì thắc mắc nào về tạm ngừng kinh doanh; hãy liên hệ ngay với chúng tôi : 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

Tạm ngừng kinh doanh có được xuất hóa đơn không?

Theo quy định tại Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng kinh doanh thì không được phép thực hiện bất kỳ giao dịch mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nào. Do vậy doanh nghiệp không được xuất hoá đơn trong thời gian này.

Tạm ngừng kinh doanh không thông báo có bị phạt không?

Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh gồm những gì?

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh gồm :
– Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh
– Biên bản họp, quyết định tạm ngừng kinh doanh theo đúng thẩm quyền
– Uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
– Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm