Thu hồi giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp nên làm gì?

bởi ThuHa
Thu hồi giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp nên làm gì?

Trong quá trình doanh nghiệp hoạt động sẽ có nhiều vấn đề phát sinh xảy ra. Việc hiểu rõ các trường hợp sẽ tránh cho doanh nghiệp gặp phải nhiều rủi ro, tổn thất. Tất yếu, doanh nghiệp cần trang bị cho mình vốn kiến thức về lĩnh vực thu hồi giấy phép kinh doanh là điều cần thiết nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của mình. Liên quan đến vấn đề thu hồi giấy phép kinh doanh, Luật Sư X cũng nhận được thắc mắc sau của bạn H.T.Q:

Chào Luật sư,

Mới đây doanh nghiệp mình mới bị thu hồi giấy phép kinh doanh. Vậy mình cần làm gì để Sở kế hoạch khôi phục lại Giấy pháp kinh doanh và tiếp tục hoạt động? Rất mong được Luật sự giải đáp thắc mắc. Xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Luật Sư X, với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Giấy phép kinh doanh là gì?

Là giấy cho phép các cá nhân, các tổ chức hoạt động kinh doanh. Khi đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo những quy định của pháp luật hiện hành. Về mặt pháp lý, các đối tượng được Sở Kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép kinh doanh có đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh. Theo Luật doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp trong nước thì ngành nghề đăng ký sẽ không hạn chế ngoại trừ kinh doanh ngành nghề có điều kiện.
Nhằm quản lý các công việc kinh doanh của doanh nghiệp và thương nhân. Nhà nước bắt buộc phải hoàn thành một trong những thủ tục hành chính đó là đăng ký giấy phép kinh doanh. Khi đó bất cứ hình thức kinh doanh nào mới được xem là hợp pháp.

Có thể bạn quan tâm:

Trường hợp bị thu hồi giấy phép kinh doanh

Theo điều 212 Luật doanh nghiệp 2020, các trường hợp bị thu hồi giấy phép kinh doanh bao gồm:

  1. Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không đúng với thực tế. Trường hợp những doanh nghiệp kê khai không đúng thực tế về những thông tin có trong giấy đăng ký doanh nghiệp như người thành lập, trụ sở công ty, v.v đều sẽ bị tịch thu giấy phép kinh doanh.
  2. Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp thành lập. Những đối tượng bị cấm này được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020.
  3. Doanh nghiệp đã ngừng hoạt động kinh doanh trong vòng 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế.
  4. Doanh nghiệp không thực hiện đúng việc gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật doanh nghiệp 2020 đến Cơ quan đăng ký doanh trong thời hạn là 06 tháng, tính từ thời điểm hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản.

Các trường hợp bị thu hồi giấy phép kinh doanh khác sẽ tuân theo quyết định của Tòa án; đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Hủy bỏ quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh

Theo quy định tại khoản 1 Điều 76 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định các trường hợp mà Phòng đăng ký kinh doanh hủy bỏ quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp sau:

  • Phòng Đăng ký kinh doanh xác định doanh nghiệp không thuộc trường hợp phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của Cơ quan quản lý thuế đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sau khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cưỡng chế nợ thuế trong trường hợp doanh nghiệp chưa chuyển sang tình trạng pháp lý đã giải thể trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Như vậy, doanh nghiệp không thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc không được hủy bỏ quyết định thu hồi đúng pháp luật. Doanh nghiệp thực hiện việc khiếu nại đến Phòng đăng ký kinh doanh để được giải quyết.

Thủ tục khởi kiện hủy bỏ quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh

Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngoài việc khiếu nại đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, hoặc khởi kiện hành chính đến Tòa án để giải quyết.

Để thực hiện việc khởi kiện hủy bỏ giấy phép kinh doanh cần thực hiện theo thủ tục sau:

Hồ sơ khởi kiện

  • Đơn khởi kiện quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh.
  • Hồ sơ giải quyết khiếu nại nếu doanh nghiệp đã thực hiện việc khiếu nại.
  • Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký.
  • Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến khởi kiện.
  • Giấy tờ nhân thân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu,..)

Trình tự thủ tục thực hiện

Bước 1: Người có quyền nộp đơn yêu cầu khởi kiện đến Tòa án;
Bước 2: Tòa án tiến hành xem xét hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ Tòa án tiến hành thụ lý giải quyết tranh chấp;
Bước 3: Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án;
Bước 4: Xét xử phúc thẩm vụ án trong trường hợp đươngg sự không đồng ý với bản án đã xét xử, hoặc Viện kiểm sát kháng nghị.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Thu hồi giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp nên làm gì? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833 102 102.

Câu hỏi thường gặp

Khi bị thu hồi giấy phép kinh doanh thì doanh nghiệp có phải dừng hoạt động ngay không?

Câu trả lời là có. Trường hợp bị Cơ quan nhà nước ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải chính thức chấm dứt hoạt động kể từ ngày được ghi trong quyết định.

Thời gian hủy bỏ quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh là bao lâu?

Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh gửi quyết định nêu trên đến địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp. Đồng thời gửi thông tin về việc hủy bỏ quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp cho Cơ quan thuế; đăng tải quyết định trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Cơ quan nào chịu trách nhiệm hủy bỏ quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh?

Phòng Đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về việc quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; việc khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm