Thủ tục thành lập chi nhánh tại Huyện Hoài Đức – Hà Nội

bởi Vudinhha
Trong xu thế “quốc gia khởi nghiệp” trong vài năm gần đây, tình hình kinh doanh tại nước ta nói chung và khu vực huyện Hoài Đức nói riêng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Theo thống kê của thời báo Doanh nhân cho thấy đến tháng 6/2018, toàn huyện Hoài Đức có 2.293 doanh nghiệp và gần 10.000 hộ sản xuất kinh doanh. Con số trên thể hiện tình hình phát triển ổn định của huyện trong thời gian gần đây và không có dấu hiệu sụt giảm về số lượng doanh nghiệp. Vậy nếu bạn đang sở hữu một công ty và muốn mở chi nhánh tại huyện Hoài Đức, Hà Nội thì cần thực hiện những thủ tục gì? Hãy cùng tham khảo bài viết của LSX dưới đây nhé.

Căn cứ:

  • Luật Doanh nghiệp 2014
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP
  • Thông tư 02/2019/TT-BTC

Nội dung tư vấn

1. Tại sao nên thành lập chi nhánh tại huyện Hoài Đức?

Thứ nhất, huyện Hoài Đức là một khu vực có tiềm năng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến nông sản thực phẩm, mỹ nghệ và dệt may. Huyện Hoài Đức có số lượng làng nghề lên đến 51/53 làng nghề trong đó có 12 làng nghề được công nhận tập trung vào lĩnh vực nông sản thực phẩm và cơ khí, mộc dân dụng, mỹ nghệ. Với chiến lược khuyến khích doanh nghiệp kết hợp với làng nghề truyền thống hiện nay của  Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Hiệp hội Làng nghề Việt Nam thì khu vực này là một thị trường tiềm năng để các doanh nghiệp trong những lĩnh vực trên mở rộng chi nhánh để hợp tác với các làng nghề nhằm khai thác thu lợi nhuận.

Thứ hai, huyện Hoài Đức sắp đạt đủ điều kiện để trở thành một quận của Hà Nội. UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Đầu tư xây dựng huyện Hoài Đức thành quận vào năm 2020. Như vậy khi trở thành một quận của Hà Nội vào năm 2020, Hoài Đức sẽ có được nhiều thuận lợi trong môi trường kinh doanh hơn so với những khu vực khác như được thành phố đầu tư ngân sách, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, cơ sở vật chất công cộng được nâng cấp. Với những điều kiện kinh doanh tích cực như hiện nay và trong tương lai thì việc thành lập chi nhánh tại Hoài Đức là một quyết định có lợi đối với những doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh.

2. Thủ tục thành lập chi nhánh tại huyện Hoài Đức

2.1 Điều kiện thành lập chi nhánh

Để thành lập chi nhánh đầu tiên doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện cơ bản sau:

  • Có giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật;
  • Người đứng đầu chi nhánh đủ phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại khoản 2 điều 18 Luật doanh nghiệp 2014;
  • Trụ sở chi nhánh thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp;
  • Có chứng chỉ hành nghề đối với ngành nghề kinh doanh chi nhánh yêu cầu chứng chỉ;
  • Có giấy xác nhận đủ điều kiện đối với chi nhánh kinh doanh ngành nghề có điều kiện theo quy định pháp luật;

2.2 Thủ tục nộp hồ sơ thành lập chi nhánh trực tuyến

Hiện nay, theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội về việc đăng ký doanh nghiệp thì kể từ năm 2018 Sở Kế hoạch và Đầu tư bắt buộc mọi thủ tục liên quan tới đăng ký doanh nghiệp đều phải thực hiện thông qua mạng internet và không tiếp nhận những bộ hồ sơ giấy nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa. Khi thực hiện các thủ tục trực tuyến, người thực hiện sẽ được miễn phí hoàn toàn lệ phí.

Để thực hiện thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh trực tuyến, doanh nghiệp đầu tiên cần có một tài khoản đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx).

Các bạn có thể tham khảo quy trình tạo tại khoản tại đây: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/Images/hdsddvc/26012018_093928_AM_Huong%20dan%20ve%20tai%20khoan.pdf

Sau khi đã có tài khoản, doanh nghiệp sẽ tiến hành tạo hồ sơ thông báo thành lập chi nhánh gồm 7 bước:

Bước 1: Tạo hồ sơ

Đầu tiên, vào mục Đăng ký doanh nghiệp và chọn Nộp hồ sơ sử dụng đăng ký kinh doanh:

Nhấn [Tiếp theo] để chọn hình thức đăng ký

  • Chọn hình thức đăng ký: Thành lập mới doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc;
  • Nhấn nút [Tiếp theo] để tiếp tục đăng ký hoặc [Trở về] để quay lại màn hình trước.

Bước 2: Nhập thông tin

Chọn loại hình: Chi nhánh và nhập mã số doanh nghiệp/tìm kiếm.

.

Sau khi nhấn [tìm kiếm] ta sẽ có thông tin về doanh nghiệp hoặc đơn vị chủ quản.

Tiếp theo chúng ta sẽ chọn tài liệu đính kèm hồ sơ:

Tích chọn loại tài liệu đính kèm hoặc giữ Ctrl và tích để chọn nhiều loại tài liệu cùng lúc:

  • Nhấn nút [Chọn] để thêm tài liệu vào danh sách;
  • Nhấn nút [Tiếp theo] để tiếp tục đăng ký hoặc [Trở về] để quay lại màn hình trước;

Tiếp theo màn hình sẽ hiển thị những thông tin người sử dụng đã điền về loại hình doanh nghiệp, thông tin về tài liệu đính kèm tương ứng.

  • Nhấn nút [Bắt đầu] để tiếp tục đăng ký hoặc [Trở về] để quay lại màn hình trước. Ở đây Trạng thái của hồ sơ chuyển thành “Đã lưu”.

Nhập các thông tin từ hồ sơ đăng ký vào các khối thông tin tương ứng trong các khối dữ liệu trên màn hình. 

Bước 3: Scan và tải tài liệu đính kèm

Yêu cầu đối với tài liệu đính kèm là văn bản điện tử:

  • Được tạo trực tuyến hoặc được quét (scan) từ văn bản giấy;
  • Có định dạng “.doc” hoặc “.pdf”;
  • Thể hiện chính xác, toàn vẹn nội dung của văn bản giấy (đã được ký tên theo quy định);
  • Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy;
  • Có dung lượng không quá 15Mb.

Một bộ hồ sơ để đăng ký thành lập chi nhánh bao gồm:

  • Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh (Phụ lục II-11, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
  • Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh;
  • Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đứng đầu chi nhánh.
  • Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-18, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT) đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tưGiấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấp phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

Cách tải tài liệu đính kèm:

  • Nhấn chọn vào từng tài liệu đính kèm và tiến hành tải các tài liệu theo các mục tương ứng.

Chỉ định người ký lên hồ sơ đăng ký doanh nghiệp:

  • Người nộp hồ sơ/người đăng ký thực hiện gán tên người ký lên hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định. 
  • Người nộp hồ sơ/người đăng ký chọn khối thông tin [Người ký/xác nhận];

  • Trong trường “Tìm kiếm email”: Nhập email của cá nhân chịu trách nhiệm ký hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nhấn nút [Tìm kiếm. Hệ thống tự động điền thông tin về Họ tên của cá nhân chịu trách nhiệm ký hồ sơ. Thông tin về họ tên và email của cá nhân chịu trách nhiệm ký hồ sơ không chỉnh sửa được;
  • Người nộp hồ sơ/người đăng ký nhập thông tin về Chức danh của cá nhân chịu trách nhiệm ký lên hồ sơ tại trường thông tin “Chức danh”.

  • Người nộp hồ sơ/người đăng ký nhấn nút [Chọn] để yêu cầu cá nhân chịu trách nhiệm ký lên hồ sơ ký lên hồ sơ. Thông tin về cá nhân chịu trách nhiệm ký lên hồ sơ được cập nhật vào danh sách: Danh sách những người ký lên hồ sơ;
  • Hệ thống sẽ tự động gửi email thông báo đến địa chỉ email đã đăng ký của các cá nhân có trách nhiệm ký lên hồ sơ.

Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ

Sau khi điền đầy đủ thông tin của hồ sơ, nhấn nút [Chuẩn bị]; Nhập mã xác nhận hiển thị trên màn hình. Tên Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận hồ sơ được hiển thị bên dưới đoạn mã xác nhận và dưới dạng không chỉnh sửa được. Nếu hồ sơ vẫn còn thiếu thông tin theo quy định, Hệ thống sẽ hiển thị cảnh báo đỏ. Người nôp hồ sơ/người đăng ký phải chỉnh sửa và chuẩn bị lại hồ sơ. Hệ thống tự động chọn Phòng Đăng ký kinh doanh để xử lý hồ sơ căn cứ vào tỉnh/thành phố của địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp đã nhập tại bước nhập thông tin. Nếu hồ sơ đã đầy đủ thông tin theo quy định, nhập “chuỗi ký xác nhận” và nhấn nút [Xác nhận] để hoàn thành bước chuẩn bị hồ sơ.

Hệ thống tạo mã số tham chiếu của hồ sơ có dạng như sau: OD-xxxxxxx/xx, ví dụ: OD-0000377/13. Hồ sơ được chuyển sang trạng thái “Đã chuẩn bị” và không thể chỉnh sửa được thông tin.

Bước 5: Ký xác thực và nộp hồ sơ

Việc chỉ định người ký số/xác định hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được thực hiện tại bước kê khai thông tin trong bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, như hướng dẫn tại phần trên. Để tiến hành ký số/Xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, cá nhân chịu trách nhiệm ký lên hồ sơ mở hồ sơ cần ký, nhấn nút [Ký số/ Xác thực bằng tài khoản ĐKKD] để tiến hành ký số/xác thực.

Tích chọn nút xác nhận “Tôi xin cam đoan tính trung thực, chính xác và toàn vẹn của hồ sơ đăng ký và các tài liệu đính kèm”Phần tên đăng nhập đã được mặc định sẵn, người ký chỉ cần nhập mật khẩu của tài khoản thông thường đã tạo. Sau đó nhấn nút [Xác nhận].

Tiếp theo chọn Nộp hồ sơ vào Phòng Đăng ký kinh doanh.

Trạng thái của hồ sơ sau khi nộp vào Phòng ĐKKD:

Bước 6: Thanh toán

Vào thanh toán/ Xác nhận đơn hàng/ Đi đến thanh toán điện tử/ Click vào Tôi đồng ý với điều kiện và điều khoản sử dụng.

Bước 7: Nhận kết quả

Sau khi hồ sơ đã được nộp trực tuyến, Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét để xử lý hồ sơ do doanh nghiệp nộp. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký qua mạng hợp lệ, người nộp hồ sơ sẽ nhận được email thông báo tại địa chỉ email đã đăng ký.

Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Thủ tục thành lập chi nhánh tại Huyện Hoài Đức – Hà Nội. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm