Thủ tục chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh

bởi LeMai
Thủ tục chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh

Trong trường hợp hộ kinh doanh không còn nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh nữa thì việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh là điều tất yếu. Tuy nhiên, không phải hộ kinh doanh nào cũng có hiểu biết pháp luật về thủ tục chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh. Trong bài viết này, Luật sư X cung cấp thông quy trình để thực hiện chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Hộ kinh doanh là gì?

Theo như quy định của pháp luật thì hộ kinh doanh được hiểu như sau:

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong; quà vặt; buôn chuyến; kinh doanh lưu động; kinh doanh thời vụ; làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh; trò trường hợp kinh doanh các ngành; nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; Ủy ban nhân dân tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Như vậy, một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình sẽ được đăng ký thành lập hộ kinh doanh; phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh; không chỉ dừng lại ở tài sản có đăng ký vào hộ kinh doanh mà là tài sản của mình. Dễ hiểu hơn là trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Vậy thủ tục chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh như thế nào?

Đặc điểm hộ kinh doanh

Đối tượng thành lập

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ. Đối với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ; cá nhân đó có toàn quyền quyết định về mọi hoạt động kinh doanh. Đối với hộ kinh doanh do thành viên hộ gia đình làm chủ; mọi hoạt động kinh doanh do các thành viên trong nhóm hoặc trong hộ quyết định. Các thành viên hộ gia đình cử một người có đủ điều kiện là đại diện cho hộ để tham gia giao dịch với bên ngoài.

Hoạt động sản xuất mang tính nghề nghiệp thường xuyên

Hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên; có quy mô nghề nghiệp ổn định thì mới cần phải đăng ký. Những hộ gia đình sản xuất nông; lâm; ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký. Trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện.

Hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng; có tài sản; có trụ sở giao dịch; được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Dù là chủ thể kinh doanh khá chuyên nghiệp nhưng hộ kinh doanh không có tư cách của doanh nghiệp. Hộ kinh doanh không có con dấu; không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện; không được thực hiện các quyền mà doanh nghiệp có; không được áp dụng Luật phá sản khi kinh doanh thua lỗ. Đây là một trong những hạn chế của hộ kinh doanh; nếu bạn có nhu cầu thành lập một loại hình kinh doanh có tư cách pháp nhân thì nến thành lập doanh nghiệp; thành lập công ty.

Cá nhân hoặc các thành viên trong hộ chịu trách nhiệm vô hạn

Khi phát sinh các khoản nợ, cá nhân hoặc các thành viên phải chịu trách nhiệm trả hết nợ; không phụ thuộc vào số tài sản kinh doanh hay dân sự mà họ đang có; không phụ thuộc vào việc họ đang thực hiện hay đã chấm dứt thực hiện hoạt động kinh doanh.

Tính chịu trách nhiệm vô hạn này cũng dẫn tới quy định về việc cá nhân đã thành lập; tham gia góp vốn thành lập HKD không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân; thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Thủ tục chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh

Khi phát sinh nhu cầu cần chấm dứt hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh ta thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Khi thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh ta cần chuẩn bị hồ sơ với các giấy tờ sau:

  • Thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh;
  • Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của cơ quan thuế;
  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh đối với trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Trường hợp ủy quyền, phải có thêm: Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật; Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền;.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ; ta nộp hồ sơ trực tiếp tại phòng Tài Chính – Kế hoạch thuộc UBND quận/huyện hoặc nộp hồ sơ online qua cổng dịch vụ công (Tùy từng vùng).

Bước 3: Nhận kết quả

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì bạn sẽ nhận kết quả tại bộ phận trả kết quả của Phòng Tài Chính – Kế Hoạch thuộc UBND quận/huyện;
  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì bạn phải làm lại từ bước 1.

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký hộ kinh doanh ở đâu?

Để thực hiện đăng ký hộ kinh doanh; ta cần nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ trong UBND quận/huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa chỉ kinh doanh.

Thành lập hộ kinh doanh mất bao lâu?

Nếu hồ sơ bạn nộp tới Cơ quan ĐKKD hoàn toàn hợp lệ thì bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong khoảng 03 ngày theo quy định.

Trường hợp nào thì bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh ?

– Ngừng hoạt động kinh doanh quá 6 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan ĐKKD cấp quận/huyện nơi đăng ký và cơ quan thuế;
– Kinh doanh ngành nghề bị cấm;
– Do những người không được quyền thành lập hộ kinh doanh thành lập;
– Không gửi báo cáo theo quy định đến cơ quan ĐKKD cấp quận/huyện trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
– Trường hợp khác theo quyết định của tòa án; đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật…

Cách đặt tên hộ kinh doanh

– Tên hộ kinh doanh bao gồm 2 thành tố theo thứ tự sau: Cụm từ “Hộ kinh doanh” + Tên riêng hộ kinh doanh;
– Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ tiếng Việt; các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số; ký hiệu;
– Không được sử dụng từ ngữ; ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử; văn hóa; đạo; đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh;
– Hộ kinh doanh không sử dụng các cụm từ “công ty”; “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh;
– Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về những lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu có nhu cầu tư vấn hoặc sử dụng dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể; hãy liên hệ: 0833.102.102

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm