Bao bì là một trong những yếu tố thu hút khách hàng, đồng thời cũng là đặc trưng riêng mà mỗi công ty luôn muốn xây dựng. Do đó, rất nhiều doanh nghiệp quan tâm đến thủ tục đăng ký bảo hộ bao bì sản phẩm. Trong bài viết dưới đây, Luật sư X sẽ tư vấn chi tiết về thủ tục này.
Căn cứ:
Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009;
Nghị định 22/2018/NĐ-CP
Nghị định 119/2010/ NĐ-CP
Nghị định 105/2006/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
1. Vì sao cần đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho mẫu bao bì?
Mỗi sản phẩm sẽ có một đặc trưng riêng, mang đến cho người tiêu dùng quyền lợi nhất định. Và đây là sự khác biệt để tạo nên giá trị sản phẩm, so với các mặt hàng khác trên thị trường. Mẫu bao bì là bộ mặt riêng của sản phẩm, tạo ấn tượng với khách hàng, khiến khách hàng ghi nhớ về sản phẩm và tránh sự trùng lặp gây nhầm lẫn trong mua hàng.
Việc đăng ký sở hữu trí tuệ cho bao bì sẽ đảm bảo sự công bằng trong kinh doanh, tạo môi trường kinh tế tri thức trong sạch, công bằng cho tất cả các doanh nghiệp làm việc trong cùng một lĩnh vực.
2. Bao bì sản phẩm được đăng ký bảo hộ dưới dạng nào?
Pháp luật thương mại có riêng một nghị định hướng dẫn, quy định về bao bì, nhãn hàng hóa. Một bao bì đúng chuẩn theo quy định cần phải thể hiện được các thông tin sau:
- Tên, nhãn hiệu của sản phẩm
- Tên, địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối
- Các thành phần, nguyên liệu tạo nên sản phẩm
- Giá trị dinh dưỡng của sản phẩm
- Ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng
- Hướng dẫn sử dụng, cách thức bảo quản
- Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn nào hay không
- Khối lượng tịnh( khối lượng thực tế)
- Giá thành
Như vậy, bao bì sản phẩm có thể được bảo hộ theo 02 hình thức:
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền;
- Đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
3. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ
Như vậy, bao bì của sản phẩm nhất định phải chứa nhãn hiệu của sản phẩm đó. Do đó, có thể bảo hộ bao bì sản phẩm của mình theo hình thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Để thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu, phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ sau:
- Tờ khai Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (02 bản);
- Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cục Sở hữu trí tuệ có trụ sở đặt tại Hà Nội và có văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cá nhân/tổ chức sẽ nhận được 01 Hồ sơ gốc có dấu xác nhận đơn, số đơn và ngày ưu tiên của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Bước 3: Nhận kết quả thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Thời gian giải quyết theo quy định pháp luật là 12 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế thì thời gian này thường lâu hơn rất nhiều. Thông thường, phải mất từ 18 – 24 tháng thì một nhãn hiệu mới có thể được nhận văn bằng bảo hộ.
Sau khi hoàn tất quá trình thẩm định, Bên Cục Sở hữu trí tuệ sẽ gửi “Thông báo cấp Văn bằng bảo hộ” đến địa chỉ đăng ký trên Tờ khai.
Lúc này, cá nhân/tổ chức phải đến Cục Sở hữu trí tuệ để đóng Phí cấp Văn bằng bảo hộ (được cập nhật trong Thông báo). Trường hợp không đóng Phí hoặc đóng Phí nhưng quá hạn thì Cơ quan Nhà nước sẽ từ chối cấp Văn bằng bảo hộ.
4. Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Pháp luật quy định bao bì sản phẩm có thể là một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng – là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp.
Do đó, có thể đăng ký bảo hộ quyền tác giả thiết kế ra bao bì sản phẩm: màu sắc, hình ảnh, chi tiết thể hiện trên bao bì,…
Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Để thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu, phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
- Mẫu bao bì sản phẩm (bản in màu)
- Giấy phép kinh doanh
- Hợp đồng chuyển nhượng, sử dụng quyền tác giả (trong trường hợp chuyển nhượng quyền tác giả)
- Giấy tờ chứng minh nhân thân của người đăng ký: CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu,…
- Giấy ủy quyền (nếu có)
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Khác với thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, ở đây cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả là Cục bản quyền tác giả Việt Nam.
Cục Bản quyền tác giả có trụ sở đặt tại Hà Nội và có văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Bước 3: Nhận kết quả thủ tục đăng ký bản quyền tác giả
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp “Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả” cho người nộp hồ sơ.
Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
Như vậy, doanh nghiệp có thể cân nhắc tùy theo nhu cầu kinh doanh mà thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ bao bì dưới 2 hình thức trên (có thể thực hiện cả hai hình thức hoặc một trong hai hình thức).
Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn
Trân trọng!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102