Sự phát triển và mở rộng của công ty là điều mà hầu hết các doanh nghiệp, công ty đều mong muốn. Việc thành lập chi nhánh công ty, doanh nghiệp đánh dấu sự phát triển mở rộng của công ty. Khi thành lập chi nhánh, doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục theo quy định của pháp luật. Để việc thành lập chi nhánh được diễn ra nhanh chóng, hãy tham khảo Thủ tục đăng ký kinh doanh chi nhánh nhanh chóng của chúng tôi dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Chi nhánh có giấy đăng ký kinh doanh không?
Căn cứ theo Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp; thông báo địa điểm kinh doanh như sau:
“Điều 45. Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; thông báo địa điểm kinh doanh
1. Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.
2. Trường hợp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm:
a) Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
b) Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
4. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
5. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp thông báo địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.“
Hiện tại không có quy định nào bắt buộc chi nhánh doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại cả nhưng khi thành lập chi nhánh thì doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký hoạt động của chi nhánh.
Vì vậy, thành lập chi nhánh thì không cần phải làm giấy đăng ký kinh doanh.
Đăng ký kinh doanh chi nhánh
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chi nhánh
- Thông báo thành lập chi nhánh (do người đại diện theo pháp luật ký).
- Quyết định bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh: Của chủ sở hữucông ty TNHH một thành viên. Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên. Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần. Quyết định của thành viên công ty hợp danh).
- Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên không cần có loại biên bản này).
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.
- Giấy tờ cá nhân chứng thực của người đứng đầu chi nhánh:
- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
- Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;
- Văn bản ủy quyền (nếu có)
- Đối với một số ngành nghề do pháp luật quy định, bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh (hoặc của cá nhân khác thuộc chi nhánh) sẽ được yêu cầu.
Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh chi nhánh
Các trường hợp cần phải thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký hoạt động chi nhánh
Khi chi nhánh phát sinh các thay đổi sau đây thì phải làm hồ sơ thay đổi:
- Thay đổi tên chi nhánh (bao gồm tên tiếng việt, tên viết bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt);
- Thay đổi địa chỉ chi nhánh (bao gồm cả thay đổi số điện thoại, email, fax, website);
- Thay đổi ngành nghề kinh doanh;
- Thay đổi người đứng đầu chi nhánh (bao gồm cả thay đổi thông tin của người đứng đầu chi nhánh);
Hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh;
- Thông báo bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh;
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh, nếu thay đổi người đứng đầu chi nhánh;
- Giấy ủy quyền (nếu sử dụng dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh của chúng tôi).
Nơi nộp hồ sơ thay đổi đăng ký hoạt động chi nhánh
Doanh nghiệp nộp hồ sơ tới Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nơi đặt địa chỉ của chi nhánh. Trường hợp chuyển địa chỉ của chi nhánh, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nơi chi nhánh chuyển đến.
Dịch vụ đăng ký kinh doanh chi nhánh của Luật sư X
Đa số, khi thành lập và hoạt động kinh doanh, các công ty đều mong muốn công việc kinh doanh ngày càng phát triển và mở rộng thị trường. Đây là lý do tại sao khi công ty dần đi vào quỹ đạo, việc thành lập đăng ký kinh doanh chi nhánh phải được thực hiện.
Dịch vụ đăng ký kinh doanh chi nhánh của Luật sư X bao gồm:
- Tư vấn, chuẩn bị hồ sơ, thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục với cơ quan nhà nước để thay đổi tên chi nhánh.
- Tư vấn, chuẩn bị hồ sơ, thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục với cơ quan nhà nước để cập nhật các thông tin liên quan đến người đứng đầu chi nhánh.
- Xác nhận nghĩa vụ thuế khi thay đổi địa chỉ đặt chi nhánh của khách hàng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thủ tục đăng ký kinh doanh chi nhánh nhanh chóng năm 2022” Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến Đăng ký bảo vệ thương hiệu; đăng ký lại giấy khai sinh bị mất; mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, Trích lục hồ sơ địa chính; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam… của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thương nhân nước ngoài có được đặt văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam không?
- Doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có các quyền gì?
- Hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác theo quy định pháp lệnh ngoại hối 2022
Câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp được đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh cho chi nhánh. Tuy nhiên, ngành nghề kinh doanh mà chi nhánh thực hiện kinh doanh phải giống với ngành nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký. Nếu muốn kinh doanh ngành nghề mới thì doanh nghiệp đăng ký bổ sung ngành nghề, sau đó chi nhánh tiến hành đăng ký thay đổi bổ sung ngành nghề.
Theo quy định tại Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có điều kiện, mặc dù doanh nghiệp đó đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh tại tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính, thì chi nhánh có trụ sở ở địa phương khác, được ủy quyền kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có điều kiện đúng với hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vẫn phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận này.
Theo khoản 2 Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
Như vậy hộ kinh doanh được thành lập thêm địa điểm kinh doanh, đồng thời phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, hộ kinh doanh được thành lập thêm địa điểm kinh doanh nhưng không được thành lập thêm chi nhánh hay văn phòng đại diện, khi hoạt động dưới hình thức chi nhánh, văn phòng đại diện thì phải thành lập doanh nghiệp.