Thủ tục đề nghị cấp giấy phép kinh doanh nông sản hiện nay

bởi DangNgocHa
Thủ tục đề nghị cấp giấy phép kinh doanh nông sản hiện nay

Nước ta là một nước có điều kiện địa lý, khí hậu tốt để sản xuất, kinh doanh nhiều loại nông sản thiết yếu. Kinh doanh nông sản là hoạt động có nhiều thuận lợi, cơ hội để phát triển. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thủ tục để được phép kinh doanh nông sản ở nước ta thông qua tình huống sau đây: “Xin chào Luật sư! Tôi muôn hỏi là làm sao để tôi có thể được phép kinh doanh nông sản theo đúng quy định pháp luật? Cần có giấy phép gì để kinh doanh nông sản? Cảm ơn Luật sư trả lời!”

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020

Luật Trồng trọt 2018

Kinh doanh nông sản là gì?

Nông sản là những sản phẩm hoặc bán thành phẩm của ngành sản xuất hàng hóa thông qua gây trồng và phát triển của cây trồng. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

Kinh doanh nông sản có thể hiểu là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông sản hoặc cung ứng dịch vụ nông sản trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh nông sản

Kinh doanh nông sản là một ngành rộng, bao quát, có thể bao gồm nhiều hoạt động kinh doanh cụ thể khác. Do đó, để thành lập doanh nghiệp kinh doanh nông sản trước tiên phải thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp nói chung, sau đó tùy vào hoạt động kinh doanh nông sản cụ thể là gì mà sẽ cần phải thực hiện các thủ tục bổ sung để xin giấy phép con tương ứng cũng như đáp ứng những điều kiện cụ thể. Trong bài viết này, Luật sư X xin giới thiệu quý khách hàng thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp và một số ví dụ về thủ tục, điều kiện kinh doanh nông sản cụ thể

Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp hợp lệ

Tùy vào loại hình doanh nghiệp định thành lập, nhà đầu tư chuẩn bị bộ hồ sơ tương ứng theo quy định tại điều 19 – 22 Luật Doanh nghiệp 2020. Về cơ bản thì bộ hồ sơ thường bao gồm các tài liệu sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên/cổ đông công ty
  • Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu công ty, các thành viên trong công ty
  • Văn bản ủy quyền cho người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
  • Bản sao chứng minh nhân dân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền (Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính)

Nhà đầu tư có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp qua các phương thức sau đây:

  • Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
  • Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Bước 3: Nhận kết quả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp:

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đáp ứng đủ các điều kiện, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.
  • Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Một số thủ tục bổ sung để được phép kinh doanh nông sản

Thủ tục đề nghị cấp Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng

*Điều kiện của tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán giống cây trồng

– Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Có giống cây trồng hoặc được ủy quyền của tổ chức, cá nhân có giống cây trồng được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc đã tự công bố lưu hành giống cây trồng;

+ Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp sản xuất giống cây trồng; trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.

– Tổ chức, cá nhân buôn bán giống cây trồng phải có địa điểm giao dịch hợp pháp và bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng.

Thủ tục đề nghị cấp giấy phép kinh doanh nông sản hiện nay
Thủ tục đề nghị cấp giấy phép kinh doanh nông sản hiện nay

*Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng, cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm nhân giống bằng phương pháp vô tính

– Hồ sơ cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng gồm:

+ Văn bản đề nghị cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng theo Mẫu số 01.CĐD Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP

+ Báo cáo kết quả bình tuyển cây đầu dòng theo Mẫu số 02.CĐD Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP; báo cáo kết quả thiết lập vườn cây đầu dòng theo Mẫu số 03.CĐD Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP.

– Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng:

+ Tổ chức, cá nhân đăng ký công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng gửi hồ sơ tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng đề nghị công nhận.

+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng. Hội đồng tối thiểu 05 thành viên là đại diện các nhà khoa học, cơ quan quản lý và cơ quan chuyên môn liên quan. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thành lập, Hội đồng có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng tại địa điểm có cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng.

+ Trường hợp cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng đáp ứng đủ điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng theo Mẫu số 04.CĐD, Mẫu số 05.CĐD Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Thủ tục đề nghị cấp quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng

Thủ tục đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng

*Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng:
– Văn bản đề nghị công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Mẫu số 01.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP.
– Bản mô tả đặc tính của giống và hiện trạng sử dụng theo Mẫu số 02.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP.
– Biên bản nộp mẫu lưu.
– Trường hợp cấp lại phải có văn bản đề nghị cấp lại theo Mẫu số 03.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP.
* Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng:
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng theo Mẫu số 04.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc hư hỏng. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng theo Mẫu số 03.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP, Cục Trồng trọt cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng theo Mẫu số 05.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Mời bạn tham khảo

Thông tin liên hệ

Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư X là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ mẫu trích lục bản án ly hôn. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102  để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng phải đáp ứng các điều kiện nào?

Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Có giống cây trồng hoặc được ủy quyền của tổ chức, cá nhân có giống cây trồng được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc đã tự công bố lưu hành giống cây trồng;
+ Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp sản xuất giống cây trồng; trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.

Tổ chức, cá nhân buôn bán giống cây trồng phải có địa điểm giao dịch hợp pháp đúng không?

Đúng! Tổ chức, cá nhân buôn bán giống cây trồng phải có địa điểm giao dịch hợp pháp và bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng.

Cơ quan nào có thảm quyền trong việc thẩm định hồ sơ và cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng theo Mẫu số 04.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm