Thủ tục kinh doanh xe bán đồ ăn, thức ăn đường phố

bởi LSX
Thủ tục kinh doanh xe bán đồ ăn, thức ăn đường phố

Kinh doanh xe bán đồ ăn, thức ăn đường phố là xu hướng khởi nghiệp của nhiều bạn trẻ. Với xu thế đồ ăn nhanh, nhiều người kinh doanh quan tâm nhiều hơn đến loại hình này và mong muốn biết về thủ tục giấy tờ cần thiết. Hãy tham khảo bài viết của Luật sư X.

Startup Vua Cua thành công khi gọi vốn trên chương trình SharkTank Việt Nam. Với mục tiêu đưa hải sản trở nên bình dân hóa và tiếp cận với nhiều phân khúc khách hàng hơn, Vua Cua đã triển khai Vua Cua Bike với hình thức xe đẩy đồ ăn để tối ưu chi phí. Vậy kinh doanh xe bán đồ ăn vặt cần lưu ý những gì?

Căn cứ pháp lý:

  • Luật an toàn thực phẩm 2010;
  • Thông tư 30/2012/TT-BYT;
  • Nghị djdnh 155/2018/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn

Vua Cua là Startup thành lập từ 2016 đến nay đã có 2 loại hình kinh doanh:

  • Nhà hàng: Hiện đang có 05 nhà hàng Vua Cua;
  • Vua Cua Bike: Dạng xe đẩy Cua đến địa điểm cố định để bán nhằm giảm chi phí nhân sự và mặt bằng giúp đồ hải sản tiếp cận đông đảo tầng lớp khách hàng hơn.

Kinh doanh xe đồ ăn, thức ăn đường phố phải đăng ký kinh doanh không?

Khác với Vua Cua xuất thân từ nhà hàng, họ đã đăng ký kinh doanh loại hình công ty từ năm 2014 và việc tăng thêm phương thức tiếp cận bằng xe đẩy bán Cua chỉ cần đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh với mã 5610: kinh doanh bán hàng lưu động. Đối với người mới khởi nghiệp dự tính kinh doanh mặt hàng dạng xe đẩy thức ăn, take away thì ban đầu chưa cần thiết phải đăng ký kinh doanh. Cụ thể tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 79. Hộ kinh doanh

1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trò trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Như vậy với hình thức buôn bán quà vặt, hàng rong, lưu động với thu nhập thấp thì không cần thiết phải đăng ký kinh doanh và pháp luật cho phép điều đó.

Tham khảo bài viết: Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh

Điều kiện vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh xe bán đồ ăn

Ngoài việc đáp ứng điều kiện về giấy phép kinh doanh, cá nhân cần đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Thời gian trước đây 2018 khi Thông tư số 30/2012/TT-BYT còn hiệu lực thì điều kiện kinh doanh thức ăn đường phố khá phức tạp khi yêu cầu rất nhiều điều kiện:

Điều 7. Địa điểm, trang thiết bị, dụng cụ

  1. Bố trí kinh doanh ở khu vực công cộng (bến xe, bến tầu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội, khu triển lãm), hè đường phố; nơi bày bán thực phẩm cách biệt các nguồn ô nhiễm; bảo đảm sạch sẽ, không làm ô nhiễm môi trường xung quanh.
  2. Trường hợp kinh doanh trên các phương tiện để bán rong phải thiết kế khoang chứa đựng, bảo quản thức ăn ngay, đồ uống bảo đảm vệ sinh, phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng gây hại.
  3. Nư­ớc để chế biến đơn giản đối với thức ăn ngay, pha chế đồ uống phải đủ số lượng và phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) số 01:2009/BYT; nước để sơ chế nguyên liệu, vệ sinh dụng cụ, rửa tay phải đủ và phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) số 02:2009/BYT; có đủ nước đá để pha chế đồ uống được sản xuất từ nguồn nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) số 01:2009/BYT.
  4. Có đủ trang thiết bị, dụng cụ để chế biến, bảo quản, bày bán riêng biệt thực phẩm sống và thức ăn ngay; có đủ dụng cụ ăn uống, bao gói chứa đựng thức ăn bảo đảm vệ sinh; có đủ trang bị che đậy, bảo quản thức ăn trong quá trình vận chuyển, kinh doanh và bảo đảm luôn sạch sẽ; bàn ghế, giá tủ để bày bán thức ăn, đồ uống phải cách mặt đất ít nhất 60 cm.
  5. Thức ăn ngay, đồ uống phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh và phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng xâm nhập.
  6. Người bán hàng phải mang trang phục sạch sẽ và gọn gàng; khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, đồ uống ăn ngay phải dùng găng tay sử dụng 1 lần.
  7. Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thực phẩm bao gói, chế biến sẵn bảo đảm có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định.
  8. Trang bị đầy đủ, sử dụng thường xuyên thùng rác có nắp, túi đựng để thu gom, chứa đựng rác thải và phải chuyển đến địa điểm thu gom rác thải công cộng trong ngày; nước thải phải được thu gom và bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường nơi kinh doanh.

Tham khảo bài viết: Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Điều 8. Đối với người kinh doanh thức ăn đường phố

Ng­ười kinh doanh thức ăn đường phố phải tập huấn và được cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định.

Người kinh doanh thức ăn đường phố phải được khám sức khoẻ và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ theo quy định. Việc khám sức khoẻ và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ do các cơ quan y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên thực hiện.

Người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm mà người lao động không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm đã được Bộ Y tế quy định thì không được tham gia kinh doanh thức ăn đường phố.

Tuy nhiên trong quá trình tinh giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh doanh, chính phủ đã ban hành Nghị định 155/2018/NĐ-CP và bãi bỏ thông tư 30/2012/TT-BYT kể trên. Giờ đây người kinh doanh thức ăn đường phố chỉ cần đáp ứng điều kiện cơ bản tại Luật an toàn thực phẩm 2010 mà thôi:

Điều 32. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu, dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm và người kinh doanh thức ăn đường phố

1. Nguyên liệu để chế biến thức ăn đường phố phải bảo đảm an toàn thực phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

2. Dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm phải bảo đảm an toàn vệ sinh.

3. Bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không được gây ô nhiễm và thôi nhiễm vào thực phẩm.

4. Có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại.

5. Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.

6. Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Những lưu ý khi kinh doanh xe bán đồ ăn khác

Để tránh bị xử phạt, những phương tiện kinh doanh xe đồ ăn cần:

  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc thực phẩm rõ ràng;
  • Đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh;
  • Không kinh doanh ở những nơi bị cấm, đảm bảo an toàn hành lang giao thông.

Hãy liên hệ Luật sư X khi có nhu cầu đăng ký kinh doanh: 0833 102 102

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm