Mô hình công ty TNHH đang là một trong các mô hình được lựa chọn khá nhiều khi thành lập doanh nghiệp bởi những nhiều ưu điểm của nó. Dẫu vậy, bạn còn băn khoăn giữa việc mở công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên có gì khác nhau? Hồ sơ, thủ tục mở công ty TNHH thực hiện như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật Sư X.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thủ tục mở công ty TNHH
Theo quy định hiện hành, Công ty TNHH gồm 2 loại. Đó là Công ty TNHH 1 thành viên và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 74, Luật doanh nghiệp 2020 định nghĩa. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty
Theo khoản 1 Điều 46 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định thì công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp. Trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50; thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Thủ tục mở công ty TNHH 1 thành viên
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập
Theo Điều 21, Luật doanh nghiệp 2020 quy định chi tiết các giấy tờ cần chuẩn bị như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-2 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
- Điều lệ công ty (có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập doanh nghiệp);
- Giấy tờ chứng thực của người đại diện theo ủy quyền như: CMND, căn cước công dân, hộ chiếu…
- Danh sách người đại diện theo ủy quyền;
- Bản sao quyết định thành lập; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ; hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức;
- Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Trên phạm vi toàn quốc và áp dụng với toàn bộ Sở kế hoạch & đầu tư Tỉnh và thành phố thì hiện này sẽ có 02 (hai) phương thức hộ hồ sơ đăng ký kinh doanh, bao gồm:
- Phương thức Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh trực tiếp tại Bộ phận một cửa của Sở kế hoạch & đầu tư nơi công ty đặt trụ sở;
- Phương thức Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh online: Trực tuyến qua Cổng thông tin: https://dangkykinhdoanh.gov.vn
Bước 3: Trả kết quả
Doanh nghiệp TNHH một thành viên sẽ được trả kết quả: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
Thủ tục mở công ty TNHH 2 thành viên
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập
- Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp (loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên) ;
- Điều lệ Công ty ;
- Giấy tờ chứng thực các thành viên góp vốn (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên)
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập…đối với chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty là pháp nhân.
- Danh sách thành viên Công ty
- Văn bản ủy quyền: Trong trường hợp bạn không trực tiếp thực hiện thủ tục mà nhờ người khác thực hiện thay thì sẽ cần có văn bản ủy quyền
Như vậy, cùng là công ty TNHH nhưng loại hình TNHH 1 thành viên thì sẽ không cần Danh sách thành viên công ty. Đây cũng là điểm khác biệt về thành phần hồ sơ đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Bạn nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh thành. Nơi bạn dự kiến đặt địa chỉ trụ sở cho Công ty của mình.
Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ, đó là:
- Đăng ký kinh doanh trực tiếp: Bạn nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận “một cửa” của Phòng Đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, tại Hà Nội hiện nay phương thức này đã không còn được áp dụng.
- Đăng ký kinh doanh qua mạng: Bạn nộp hồ sơ qua mạng điện tử trên Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn) . Sau khi hồ sơ nộp qua mạng đã hợp lệ. Bạn sẽ phải trực tiếp ra bộ phận “một cửa” nộp lại bản giấy (bản cứng) đã scan khi nộp qua mạng. Tuy nhiên, hình thức này tương đối phức tạp, đòi hỏi bạn phải có kỹ năng và kiến thức về đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh.
Sau khi nộp xong hồ sơ, Bạn sẽ nhận được một tờ giấy biên nhận hồ sơ. Thời gian giải quyết hồ sơ thông thường sẽ là 03 ngày làm việc.
Bước 3: Nhận kết quả
Theo lịch trên giấy hẹn, bạn quay trở lại bộ phận “một cửa” của Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả. Sẽ có hai tình huống có thể xảy ra:
- Hồ sơ hợp lệ: Bạn nhận kết quả là Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp và thông báo về cơ quan thuế quản lý
- Hồ sơ không hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ có văn bản hướng dẫn bạn sửa đổi hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Bạn thực hiện sửa đổi bổ sung hồ sơ theo hướng dẫn này rồi nộp lại hồ sơ như ở Bước 2.
Có thể bạn quan tâm
- Để thành lập doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn theo quy định hiện hành?
- Chi phí thành lập công ty cổ phần năm 2022 hết bao nhiêu?
- Giáo viên có được thành lập công ty hay không? Quy định của pháp luật
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thủ tục mở công ty TNHH“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty giá rẻ; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bên cạnh nhiều ưu điểm vượt trội. Công ty TNHH cũng tồn tại nhiều mặt hạn chế. Như:
– Do không có quyền phát hành cổ phần, việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế
– Việc quản lý công ty TNHH một thành viên sẽ khó khăn hơn việc quản lý doanh nghiệp tư nhân.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 46 và khoản 3 Điều 74 của Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định. Công ty TNHH không có quyền phát hành cổ phiếu.