Thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế là một trong những thủ tục không thể thiếu đối với một doanh nghiệp đang có mong muốn tạm dừng hoặt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Tùy vậy, về vấn đề thủ tục pháp lý cũng như các giấy tờ, hồ sơ cần chuẩn bị để giao nộp cho cơ quan thuế được quy định như thế nào? Vẫn là sự băn khoăn và thắc mắc của nhiều chủ doanh nghiệp. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp các quy định, quá trình thực hiện. Mời các độc giả cùng đón đọc!
Căn cứ pháp lý:
- Luật Quản lý thuế;
- Nghị định 91/2014/NĐ-CP;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Tạm ngừng kinh doanh được hiểu là trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nhất định và phải thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu và thười hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 15 ngày trước ngày tạm ngừng.
Khi quyết định tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp chỉ nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh và không cần phải nộp thông báo cho cơ quan thuế
Căn cứ Khoản 1, Điều 4, Nghị định 91/2014/NĐ-CP:
” Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế như sau:
1. Sửa đổi Khoản 5 Điều 5 như sau:
“5. Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động kinh doanh đã có văn bản đề nghị gửi cơ quan đăng ký kinh doanh nơi người nộp thuế đã đăng ký thì không phải nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trường hợp người nộp thuế tiếp tục hoạt động kinh doanh trở lại sau thời gian tạm ngừng và đã có văn bản thông báo gửi cơ quan đăng ký kinh doanh nơi người nộp thuế đã đăng ký thì thực hiện nộp hồ sơ khai thuế theo quy định. Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin doanh nghiệp, hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục hoạt động kinh doanh trở lại.”
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Như vậy, doanh nghiệp không bị hạn chế số lần tạm ngừng kinh doanh, nhưng khi hết thời hạn đã thông báo tạm ngừng thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh.
Cơ sở pháp lý: Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp:
“Điều 66. Đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
- Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.”
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế
Hồ sơ chuẩn bị
- Người nộp thuế thuộc trường hợp tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh thì chỉ nộp hồ sơ xin tạm ngừng kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh và không cần phải nộp thông báo cho cơ quan thuế. Cơ quan đăng ký kinh doanh là đơn vị có trách nhiệm gửi thông tin đăng ký tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã cho cơ quan thuế.
- Người nộp thuế thuộc trường hợp tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện không đăng ký kinh doanh thì phải thực hiện thông báo tạm ngừng hoạt động, kinh doanh đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 01 ngày làm việc trước khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh.
- Cơ sở pháp lý: Khoản 1, 2 Điều 37 Luật Quản lý thuế 2019
Thực hiện thủ tục
Ban hành thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận
- Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh tạm ngừng hoạt động, kinh doanh có thời hạn đã thông báo theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan thì cơ quan thuế căn cứ vào thông báo của người nộp thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện quản lý thuế trong thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh. (Điều 37 Luật Quản lý thuế)
- Đối với Thông báo tạm ngừng hoạt động, kinh doanh: xử lý hồ sơ và ban hành Thông báo chấp thuận/ hoặc không chấp thuận tạm ngừng hoạt động, kinh doanh mẫu số 27/TB-ĐKT, Thông báo về việc tạm ngừng hoạt động, kinh doanh theo đơn vị chủ quản mẫu số 33/TB-ĐKT (nếu có) trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
- Đối với văn bản chấp thuận tạm ngừng hoạt động, kinh doanh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Cơ quan thuế cập nhật thông tin tạm ngừng hoạt động, kinh doanh vào hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.
Hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế
Sau khi cơ quan thuế đã ban hành Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, doanh nghiệp, hợp tác xã được cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã chấp thuận tạm ngừng kinh doanh nhưng còn nợ thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước, có hành vi vi phạm pháp luật quản lý thuế, hóa đơn trước thời điểm không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký thì người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ thuế, hóa đơn còn thiếu, chấp hành các quyết định, thông báo của cơ quan quản lý thuế theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP
Không thông báo tạm ngừng kinh doanh có bị xử phạt không?
Doanh nghiệp tự ý tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh có thể bị xử phạt hành chính, hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể:
- Về biện pháp xử phạt hành chính: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải thông báo về thời điểm tạm ngừng kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh. (Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 50 Nghị định Nghị định 122/2021/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư)
- Về thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế. (Căn cứ điểm c Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2020).
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế năm 2022“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể,… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Một là, giải thể doanh nghiệp được hiểu là quá trình dẫn đến sự chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp đó.
Tạm ngừng kinh doanh được hiểu là trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nhất định và phải thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu và thười hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 15 ngày trước ngày tạm ngừng. sau khoảng thời gian đó, doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường.
Hai là, giải thể doanh nghiệp có thể là quyền của doanh nghiệp nếu giải thể tự nguyện, nhưng cũng có thể là giải thể bắt buộc nếu doanh nghiệp đó vi phạm pháp luật và bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
Tạm ngừng kinh doanh là quyền của doanh nghiệp.
Ba là, hậu quả pháp lý của giải thể doanh nghiệp bao giờ cũng dẫn đến hậu quả pháp lý là chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, đóng Mã số thuế của doanh nghiệp.
Tạm ngừng kinh doanh không làm chấm dứt hoàn toàn hoạt động của doanh nghiệp; doanh nghiệp chỉ tạm ngừng kinh doanh trong một thời gian nhất định, hết thời hạn đó, doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động bình thường; trong thời gian tạm ngừng, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp có quy định khác.
– Trước khi tạm ngừng kinh doanh phải thông báo cho cơ quan đăng kí kinh doanh và cơ quan quản lý thuế trước ít nhất 15 ngày;
– Chỉ được tạm ngừng không quá một năm và được gia hạn liên tiếp không quá một năm tiếp theo;
– Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, Doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã kí với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Quy định trong thời gian tạm ngừng kinh doanh doanh nghiệp vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ như trên là rất hợp lý vừa đảm bảo được nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp vừa đảm bảo được quyền và lợi ích của khách hàng, người lao động cũng như lợi ích của Nhà nước. Tránh trường hợp doanh nghiệp lợi dụng việc tạm ngừng kinh doanh để trốn tránh các nghĩa vụ phải thực hiện làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ ba.