Trong quá trình doanh nghiệp hoạt động và phát triển, thành lập chi nhánh công ty là việc làm cần thiết để mở rộng mạng lưới kinh doanh và nâng cao tầm vóc của doanh nghiệp. Vậy thủ tục thành lập chi nhánh của công ty như thế nào? Có điều gì cần lưu ý không? Kinh nghiệm thành lập chi nhánh công ty ra sao? Hãy cùng tìm hiểu về thủ tục thành lập chi nhánh công ty ở huyện Thanh Trì- Hà Nội qua bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp năm 2014;
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 108/2018/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
- Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
Nội dung tư vấn
1. Chi nhánh là gì? Ưu nhược điểm của việc thành lập chi nhánh công ty?
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân; có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân; việc thành lập, chấm dứt chi nhánh của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai. Và pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh xác lập, thực hiện. (Điều 84 Bộ luật dân sự 2015).
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014 thì chi nhánh của doanh nghiệp được hiểu là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
Ưu điểm của việc thành lập chi nhánh công ty:
- Chi nhánh được hoạt động kinh doanh như công ty mẹ, được quyền đăng ký con dấu riêng, thay công ty mẹ ký hợp đồng kinh tế.
- Có thể mở tài khoản bằng đồng Việt Nam hay đồng ngoại tệ tại bất kỳ ngân hàng nào được phép hoạt động tại Việt Nam.
- Được quyền chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
- Được sở hữu con dấu riêng mang tên chi nhánh công ty.
- Được phép thực hiện các hoạt động thương mại, mua bán hàng hóa khác phù hợp với giấy đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam cũng như điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Một số quyền khác theo quy định của pháp luật ban hành
Với các đặc điểm trên đây, việc thành lập chi nhánh sẽ làm gia tăng khả năng chi phối thị trường của doanh nghiệp, giúp mở rộng mạng lưới công ty, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí cho khách hàng trong việc giao dịch.
Hạn chế của việc thành lập chi nhánh công ty:
- Chi nhánh cũng phải kê khai nộp thuế riêng như một đơn vị độc lập nếu đăng ký là chi nhánh hạch toán độc lập.
Thành lập chi nhánh hầu như không có khuyết điểm nào đáng lưu ý, do nhu cầu phát triển của công ty mà các doanh nghiệp xem xét có mở thêm chi nhánh hay không mà thôi.
2. Điều kiện thành lập chi nhánh công ty?
Khi thành lập chi nhánh công ty, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành:
- Có giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Người đứng đầu chi nhánh đủ phải đảm bảo các điều kiện theo quy định.
- Trụ sở chi nhánh thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.
- Có chứng chỉ hành nghề đối với ngành nghề kinh doanh chi nhánh yêu cầu chứng chỉ.
- Có giấy xác nhận đủ điều kiện đối với chi nhánh kinh doanh ngành nghề có điều kiện theo quy định pháp luật
- Lưu ý khi đặt tên cho chi nhánh theo quy định tại Điều 41 Luật doanh nghiệp 2014 như sau:
- Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu;
- Tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh;
- Tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh. Tên chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh phát hành.
3. Thực trạng việc thành lập chi nhánh công ty tại huyện Thanh Trì- Hà Nội
Với xuất phát điểm là một huyện thiên về sản xuất nông nghiệp, nhưng những năm gần đây, Thanh Trì đã vươn lên mạnh mẽ về mặt công nghiệp, đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhiều chỉ tiêu về kinh tế, xã hội, phát triển đô thị đã đạt chỉ tiêu cấp quận. Hiện tại, Thanh Trì đang phấn đấu đến năm 2010 trở thành quận nội thành của thủ đô Hà Nội, gồm 15 phường: Đại Áng, Đông Mỹ, Duyên Hà, Hữu Hòa, Liên Ninh, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Vạn Phúc, Văn Điển (gồm thị trấn Văn Điển và xã Tứ Hiệp), Vĩnh Quỳnh, Yên Mỹ.
Trong đà phát triển kinh tế như vậy, Thanh Trì là vùng đất màu mỡ, mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp.
Theo thống kê hiện nay huyện Thanh Trì có khoảng 7911 doanh nghiệp. Mỗi năm có nhiều doanh nghiệp được thành lập mới, song song với đó là sự mở rộng với việc thành lập chi nhánh của nhiều doanh nghiệp, trong đó có thể kể ra ở một số địa phương (xã) như:
Xã Vĩnh Quỳnh: Chi nhánh công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tô, chi nhánh công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công nghiệp: xí nghiệp xây dựng số 4,…
Xã Tả Thanh Oai: Chi Nhánh Công Ty TNHH Trí Tuệ Thương Hiệu,…
Xã Thanh Liệt: Chi nhánh công ty Ajinomoto Việt Nam tại Hà Nội…
…
4. Thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại huyện Thanh Trì – Hà Nội
Đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì- Hà Nội, thủ tục thành lập chi nhánh công ty được thực hiện thông qua Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Bước 1: Xây dựng bộ hồ sơ thành lập chi nhánh công ty, bao gồm:
- Thông báo thành lập chi nhánh (do người đại diện theo pháp luật kí)
- Quyết định bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh
- Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên không cần có loại biên bản này)
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh
- Giấy tờ cá nhân chứng thực của người đứng đầu chi nhánh:
- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
- Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;
- Đối với một số ngành nghề do pháp luật quy định, bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh (hoặc của cá nhân khác thuộc chi nhánh) sẽ được yêu cầu
- Giầy tờ ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục (do pháp luật quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành thủ tục này).
Bước 2: Nộp hồ sơ và chờ kết quả
Cách 1: Đăng ký trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh:
- Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố nơi muốn thành lập chi nhánh
- Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh đưa ra kết quả thủ tục:
+ Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ chưa hợp lệ;
+ Giầy chứng nhận đăng ký hoạt động nếu hồ sơ hợp lệ.
* Lệ phí: 100.000/ lần
Cách 2: Nộp hồ sơ và làm thủ tục online tại website Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Với cách này, doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ như bước 1 nhưng dưới dạng PDF để thực hiện đăng ký trực tuyến.
(1) Đăng nhập tài khoản
Truy cập vào trang thông tin điện tử đăng ký doanh nghiệp quốc gia tại https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx. Đăng nhập vào tài khoản, có thể chọn 1 trong 2 cách sau: sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh (nếu trường hợp anh/chị chưa có tài khoản của thì có thể click vào nút Đăng ký để đăng ký tài khoản mới rất nhanh chóng và thuận tiện) hoặc sử dụng chữ ký số công cộng
(2) Chọn hình thức đăng ký
Chọn hình thức đăng ký : Đăng ký thành lập chi nhánh doanh nghiệp
(3) Tiến hành nhập thông tin theo yêu cầu
(4) Chọn tài liệu đính kèm
Tải tài liệu đính kèm: Tài liệu đính kèm được scan, có đầy đủ chữ ký theo yêu cầu, có đầy đủ chữ ký số theo quy định của văn bản điện tử. Hồ sơ đính kèm phải gồm đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo quy định đã phân tích ở trên.
(5) Hoàn tất quá trình nhập và nộp hồ sơ trên mạng
Sau khi người nộp hồ sơ/người đăng kýhoàn thành, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được chuyển sang trạng thái “Đang nộp” và được tự động tiếp nhận trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để và chuyển về tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh tương ứng phục vụ cho việc xử lý hồ sơ. Hồ sơ sẽ chuyển sang trạng thái “Đã gửi đi” nếu được tiếp nhận thành công trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Khi hồ sơ đã được nộp thành công, Hệ thống hiển thị 02 bản in trên tài khoản của người nộp hồ sơ/người đăng ký
Bản xem trước hồ sơ bao gồm các thông tin của hồ sơ đã nộp => Nhấn nút để tạo bản in.
Xem và in giấy biên nhận.
Sau khi đăng ký nộp thành công thì người nộp Hồ sơ có thể theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ; Sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Thứ hai, nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền
(1) Chuẩn bị hồ sơ
Sau khi nhận được thông báo về việc hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ hoặc được chấp thuận. Doanh nghiệp phải tiến hành in những giấy tờ đang ở dưới dạng file dữ liệu đã cập nhật trên cổng thông tin thành bản cứng.
(2) Nộp hồ sơ
Đem bộ hồ sơ này tới nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu từ thành phố Hà Nội có địa chỉ tại Tầng 3 – Nhà B10A – Nam Trung Yên – Hà Nội.
(3) Trả kết quả
Sau khi nộp hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh doanh nghiệp cho bạn
(4) Công bố nội dung thành lập chi nhánh doanh nghiệp trên cổng thông tin
Để hoàn thiện thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện việc thông báo những thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đây là một thủ tục bắt buộc khi thành lập doanh nghiệp. Nếu không sẽ bị chịu chế tài tùy vào từng hành vi vi phạm cụ thể.
Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.