Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ tại Hà Nội năm 2021

bởi Vudinhha
Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ tại Hà Nội

Với thời đại hội nhập hiện nay, khi mà tiếng anh hay tiếng trung là ngôn ngữ được sử dụng trên hầu hết tất cả quốc gia thì việc dạy và học ngoại ngữ đang là xu thế. Vậy thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ này có gì khác với các ngành khác không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020;

Nghị định 46/2017/NĐ-CP;

Nghị định 135/2018/NĐ-CP;

Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT;

Nội dung tư vấn thành lập trung tâm ngoại ngữ tại Hà Nội

Trung tâm ngoại ngữ là gì?

Trước tiên, Trung tâm ngoại ngữ nó là một cơ sở đào tạo, trong đó có những nhân lực đầy đủ trình độ chuyên môn để giảng dạy tiếng nước ngoài cho các học viên tham gia nhằm nâng cao trình độ.

Trung tâm ngoại ngữ cũng giống như một doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân và có tài sản riêng. 

Điều kiện mở trung tâm ngoại ngữ?

Đội ngũ nhân sự

Giám đốc trung tâm ngoại ngữ

Giám đốc trung tâm là người trực tiếp quản lý, Điều hành tổ chức, bộ máy và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan quản lý cấp trên về mọi hoạt động của trung tâm.

a) Có nhân thân tốt;

b) Có năng lực quản lý;

c) Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương (đối với giám đốc trung tâm ngoại ngữ).

d) Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Giáo viên trung tâm ngoại ngữ

  1. Giáo viên là người Việt Nam đủ Điều kiện dạy ngoại ngữ khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên;

b) Có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

2. Giáo viên là người bản ngữ dạy ngoại ngữ (đối với từng ngoại ngữ cụ thể): Có bằng cao đẳng trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.

3. Giáo viên là người nước ngoài đủ Điều kiện dạy ngoại ngữ khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên;

b) Có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp;

c) Có bằng cao đẳng trở lên, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ từ bậc 5 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.

Cơ sở vật chất của trung tâm ngoại ngữ

Có đủ phòng học, phòng chức năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; phòng làm việc cho bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của trung tâm để phục vụ công tác quản lý, đào tạo. Phòng học đủ ánh sáng, có diện tích tối thiểu bảo đảm 1,5 m2/học viên/ca học.

Ngoài ra, nếu hướng tới đối tượng học viên là học sinh cấp 1,2,3; trung tâm tiếng anh còn phái đáp ứng quy chuẩn.

Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ

Việc thành lập một trung tâm ngoại ngữ cũng tương tự như việc thành lập một doanh nghiệp. Cụ thể: 

Nộp hồ sơ đề nghị thành lập trung tâm theo quy định.

Nơi nộp hồ sơ: bộ phận một cửa Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội

Tờ trình xin thành lập trung tâm theo mẫu

Bộ hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ bao gồm:

– Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ: Việc thành lập trung tâm có khả thi hay không phụ thuộc vào đề án thành lập. Cụ thể: 

  • Tên trung tâm, loại hình trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm ngoại ngữ;
  • Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm ngoại ngữ;
  • Chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo;
  • Cơ sở vật chất của trung tâm ngoại ngữ;
  • Cơ cấu tổ chức của trung tâm, giám đốc, các phó giám đốc, các tổ;
  • Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm giám đốc trung tâm ngoại ngữ.

Thẩm định hồ sơ

Cán bộ có thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra các điều kiện thành lập và quyết định  thành lập hay không trung tâm ngoại ngữ được đề xuất trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ.

Việc không thông qua quyết định thành lập phải thông báo lý do đến các đối tượng liên quan.

Xin cấp phép tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ

Để thực hiện đào tạo, dạy ngoại ngữ cho các học viên của trung tâm, việc xin cấp phép tổ chức, đào tạo và bồi dưỡng ngoại ngữ là một yêu cầu bắt buộc. Thể hiện trình độ chuyên môn cũng như trình độ giảng dạy của đội ngũ giảng viên trung tâm. 

Việc cấp phép tổ chức đào tạo và bồi dưỡng ngoại ngữ hay không tùy thuộc vào điều kiện của các học viên theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học (Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT). Cụ thể: 

  • Giáo viên giảng dạy có bằng cao đẳng sư phạm trở lên hoặc có bằng cao đẳng, đại học phù hợp với chương trình được phân công giảng dạy và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
  • Phòng học đủ ánh sáng, có diện tích tối thiểu đảm bảo 1,5m2 /học viên/ca học. Tiêu chuẩn của một lớp học thông thường phải dảm bảo được điều kiện về ánh sáng. 
  • Có giáo trình, tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập theo yêu cầu của chương trình đào tạo;
  • Có khu vực cho cán bộ, giáo viên và học viên nghỉ giải lao, nghỉ giữa giờ.
  • Được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Như vậy, bằng việc hoàn thành các bước trên, nếu đầy đủ điều kiện được thông qua, thì bạn có thể sở hữu một trung tâm dạy ngoại ngữ cho mình rồi. 

Khi quý khách có nhu cầu thực hiện thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ tại Hà Nội, hãy liên hệ Luật sư X ngay: 0833 102 102

Hy vọng bài viết có ích cho bạn !

Câu hỏi thường gặp

Trung tâm ngoại ngữ tại Hà Nội có thể giảng dạy nhiều hình thức khác nhau hay không?

1. Hoạt động dạy học được tổ chức linh hoạt theo hình thức dạy học trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc trực tiếp kết hợp với trực tuyến.
2. Học viên được tổ chức học và quản lý theo lớp học. Mỗi lớp học có một cán bộ hoặc giáo viên theo dõi, quản lý

Trung tâm ngoại ngữ, cần đáp ứng điều kiện gì để được phép họat động giáo dục?

1. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn theo quy định, đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm.
2. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, tài liệu dạy học, nguồn kinh phí phù hợp, bảo đảm chất lượng giáo dục theo kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô hoạt động của trung tâm.

Trung tâm ngoại ngữ có thể sử dụng nguồn tài chính nào để duy trì hoạt động?

Nguồn tài chính:
a) Ngân sách nhà nước cấp hoặc vốn góp của tổ chức, cá nhân;
b) Nguồn vốn vay theo quy định của pháp luật;
c) Các Khoản đầu tư, biếu, tặng, viện trợ, tài trợ không hoàn lại theo quy định của pháp luật;
d) Học phí thu từ người học theo quy định của pháp luật;
đ) Các nguồn thu hợp pháp khác (nếu có).

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm