Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và một số công việc khác. Hiện nay, hoạt động của các văn phòng thừa phát lại đang rất phát triển cả về phạm vi hoạt động và phạm vi địa lý. Trong bài viết này, Luật sư X xin tư vấn về thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại cùng với các điều kiện thành lập.
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2014
- Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013
Nội dung tư vấn
1. Điều kiện thành lập và hoạt động của văn phòng thừa phát lại
a. Quyết định cho phép thành lập văn phòng thừa phát lại và đăng ký hoạt động thừa phát lại khi có đủ các điều kiện sau:
- Trụ sở văn phòng thừa phát lại có diện tích bảo đảm cho hoạt động, cho việc lưu trữ tài liệu và thuận tiện cho khách hàng; có các điều kiện vật chất cần thiết khác để hoạt động;
- Tổ chức bộ máy theo quy định tại Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013;
b. Điều kiện đăng ký hoạt động văn phòng thừa phát lại:
- Phải mở tài khoản và đăng ký mã số thuế;
- Phải ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi thừa phát lại hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. việc ký quỹ được thực hiện tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại;
- Các tài liệu chứng minh điều kiện thành lập hoạt động của văn phòng thừa phát lại.
Thừa phát lại là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực tư pháp. Hiện nay, hoạt động của các văn phòng thừa phát lại được mở rộng hơn cả về phạm vi hoạt động và phạm vi địa lý. Chính vì vậy, quy định của pháp luật về điều kiện thành lập văn phòng thừa phát lại cũng các chặt chẽ và cụ thể hơn để mục đích các văn phòng thừa phát lại được lập ra là hợp lý và hiệu quả đối với tình hình phát triển của đất nước.
2. Thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại
Bước 1: Thừa phát lại thành lập văn phòng thừa phát lại phải nộp hồ sơ thành lập văn phòng thừa phát lại gửi Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thì điểm chế định thừa phát lại để trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại.
Hồ sơ thành lập bao gồm:
- Đơn đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại;
- Giấy tờ chứng minh điều kiện đăng ký hoạt động văn phòng Thừa phát lại
- Bản sao quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại
Bước 2: Xử lý hồ sơ thành lập
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp phải thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại. Trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm thừa phát lại gồm:
- Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;
- Không có tiền án;
- Có bằng cử nhân luật;
- Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư; chấp hành viên, công chứng viên, điều tra viên từ trung cấp trở lên;
- Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;
- Không kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.
Thừa phát lại là một nghề luật mới ở Việt Nam và đang ở trong giai đoạn thí điểm. Thế nên, việc nhiều người chưa biết đến hoặc ít được biết đến hoạt động Thừa phát lại là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, với những đóng góp ngày càng lớn cho hoạt động tư pháp, trong tương lai, khả năng mô hình Thừa phát lại được nhân rộng và áp dụng chính thức, thống nhất trên cả nước là rất cao. Lúc đó, Thừa phát lại thực sự là người hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy cho người dân.
Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.