Điều kiện thành lập công ty tại Hà Nội

bởi Vudinhha

Hà Nội – thủ đô nghìn năm văn hiến, trung tâm kinh tế của cả nước và là nơi hội tụ tinh hoa cho việc phát triển kinh doanh. Do đó nhiều đã lựa chọn Hà Nội là nơi lập nghiệp thông qua việc thành lập nên các công ty của riêng mình. Tuy nhiên khi muốn thành lập công ty thì phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Vậy điều kiện thành lập công ty tại Hà Nội có gì khác biệt so với điều kiện thành lập tại các địa phương khác hay không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Công ty là gì?

Trên thực tế hiện nay rất nhiều người gọi các mô hình kinh doanh là doanh nghiệp nhưng cũng có người gọi là công ty. Đây là hai thuật ngữ tưởng chừng có vẻ giống nhau và chỉ khác nhau về tên gọi nhưng xét về bản chất nó lại hoàn toàn khác nhau.Căn cứ theo định tại khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 giải thích như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

7. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.Theo đó doanh nghiệp bao gồm các hình thức:

Còn công ty về bản chất chỉ là tập con của doanh nghiệp. Nghĩa là doanh nghiệp bao hàm cả công ty và công ty chỉ là một bộ phần của doanh nghiệp và nằm trong doanh nghiệp. Do đó có thể thấy khi nói đến công ty thì sẽ hiểu là gồm công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.Công ty sẽ mang một số các đặc điểm cơ bản sau:

Điều kiện thành lập công ty tại Hà Nội

Khi muốn thành lập ra một công ty và được hợp pháp hóa thì phải đáp ứng các điều kiện về chủ thể, ngành nghề kinh doanh, vốn, tên công ty, trụ sở và các điều kiện khác, cụ thể:

Điều kiện về chủ thể thành lập công ty

Một chủ thể khi muốn thành lập công ty phải đáp ứng điều kiện theo quy định của luật và không thuộc vào các trường hợp bị cấm.Căn cứ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:

Điều 18. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.Như vậy đối với chủ thể khi thành lập công ty phải chú ý các điều kiện trên xem mình có thuộc trường hợp bị cấm hay không để tránh mất thời gian, công sức, tiền bạc. Thay vào đó có thể lựa chọn hình thức kinh doanh theo phương án khác.

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Theo quy định pháp luật hiện hành ngành nghề kinh doanh về cơ bản được chia làm ba nhóm: ngành nghề kinh doanh tự do, ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngành nghề kinh doanh bị cấm.Công ty được phép kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Trường hợp kinh doanh ngành nghề có điều kiện thì phải đáp ứng những điều kiện đó và duy trì điều kiện đó trong suốt quá trình kinh doanh của mình. Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như:

  • Sản xuất con dấu 
  • Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa)
  • Kinh doanh các loại pháo
  • Kinh doanh dịch vụ cầm đồ
  • Kinh doanh dịch vụ xoa bóp
  • Kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên
  • Kinh doanh dịch vụ bảo vệ
  • Kinh doanh súng bắn sơn
  • Hành nghề luật sư

Khi thành lập công ty thì chủ thể thành lập phải lưu ý đến ngành nghề kinh doanh của công ty dự định thành lập có thuộc vào các ngành nghề bị cấm hay không. Các ngành nghề kinh doanh bị cấm theo quy định tại Luật Đầu tư 2014 bao gồm các ngành nghề sau:

  • Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật Đầu tư;
  • Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật Đầu tư;
  • Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật Đầu tư;
  • Kinh doanh mại dâm;
  • Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;
  • Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.

Điều kiện về vốn

Vốn cũng là một trong các điều kiện mà chủ thể cần phải chú ý:

  • Đối với ngành nghề kinh doanh pháp luật có quy định về mức vốn pháp định tức là mức vốn tối thiểu phải có khi thành lập doanh nghiệp thì khi thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực đó, các chủ thể phải đảm bảo được yêu cầu về vốn pháp định.  
  • Đối với những ngành nghề pháp luật không có quy định về mức vốn pháp định thì khi thành lập doanh nghiệp các chủ thể chỉ cần đảm bảo vốn điều lệ của doanh nghiệp khi đăng kí thành lập.

Điều kiện về tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp là một trong những phương thức để phân biệt giữa các doanh nghiệp với nhau, do đó khi đặt tên cho doanh nghiệp thì chủ thể cũng cần lưu ý đến cả các quy định của pháp luật.

Thứ nhất, Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

  • Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
  • Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Thứ hai, Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.Thứ ba, Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài. Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp: 

  • Tên trùng (tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký) hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp đã đăng ký như:  Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký; Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký; Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;….
  • Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Điều kiện về trụ sở doanh nghiệp

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Điều kiện về số lượng thành viên

Tùy từng loại hình doanh nghiệp mà yêu cầu về số lượng thành viên sẽ khác nhau, cụ thể đối với hai loại hình công ty như đã nêu trên như sau:

  • Công ty cổ phần: ít nhất là 3 cổ đông sáng lập
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: tối thiểu 2 thành viên và tối đa là 50 thành viên.

Như vậy khi bạn muốn thành lập công ty cổ phần nhưng lại chỉ có một mình mà không có đủ tối thiểu 3 cổ người thì không thể thành lập công ty cổ phần được. Vì vậy chủ thể cần đặc biệt lưu ý về số lượng thành viên tối thiểu với từng loại hình doanh nghiệp.

Các điều kiện khác

  • Tùy từng ngành nghề, pháp luật sẽ có quy định riêng về điều kiện hành nghề của lĩnh vực đó. Ví dụ Luật sư muốn hành nghề phải có thẻ luật sư, dược sĩ bán thuốc yêu cầu Bằng cử nhân Dược,…
  • Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ và Nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lê phí.

Điều kiện thành lập công ty tại Hà Nội có gì khác so với thành lập tại các địa phương khác?

Từ những phân tích trên có thể thấy mỗi một chủ thể khi có nhu cầu thành lập công ty thì đều phải đáp ứng điều kiện nhất định về chủ thể, vốn, ngành nghề kinh doanh, tên, địa chỉ,… Đây là những căn cứ để cơ quan có thẩm quyền quyết định cho thành lập công ty hay không. Pháp luật không đặt ra quy định riêng về điều kiện với chủ thể khi thành lập công ty tại Hà Nội. Theo đó mỗi chủ thể đều bình đẳng về các điều kiện thành lập công ty. 

Hy vọng bài viết Các loại cổ đông trong công ty cổ phần mới nhất năm 2021 sẽ giúp ích cho bạn đọc. Nếu có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline: 0833 102 102

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.

Câu hỏi thường gặp:

Cổ phần là gì?

Cổ phần chính là phần vốn nhỏ nhất của công ty cổ phần. Khi được đăng ký thành lập và đưa vào hoạt động, Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông.

Các loại cổ đông?

Đối với cổ đông ưu đãi Gồm 4 loại: Cổ đông ưu đãi biểu quyết; Cổ đông ưu đãi cổ tức; Cổ đông ưu đãi hoàn lại; Cổ đông ưu đãi khác theo Điều lệ công ty

Cổ phiếu được quy định như thế nào?

Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Số lượng cổ phần và loại cổ phần;
c) Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;
d) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức; …

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm