Đối với một doanh nghiệp; việc chọn một cái tên vừa hay, dễ nhớ, gây ấn tượng mạnh đối với khách hàng là điều hết sức quan trọng. Tuy nhiên, việc đặt tên doanh nghiệp cũng cần phải phù hợp với các quy định của pháp luật. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu “Những điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp” trong bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Quy định của pháp luật về đặt tên doanh nghiệp
Việc đặt tên doanh nghiệp là việc rất quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào khi thành lập doanh nghiệp.
Tên doanh nghiệp bắt buộc phải có đầy đủ những thành tố và thỏa mãn các yêu cầu sau:
– Tên doanh nghiệp bắt buộc phải có 2 yếu tố: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. Trong đó, tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt; các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
– Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính; chi nhánh của công ty; văn phòng đại diện; địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in; hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Ví dụ: Nếu bạn muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân với tên riêng là ABC; thì tên doanh nghiệp của bạn bắt buộc phải đầy đủ 2 yếu tố là: “Doanh nghiệp tư nhân ABC”.
Ngoài việc kê khai tên tiếng việt của doanh nghiệp; chủ sở hữu doanh nghiệp cũng phải kê khai tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp. Trong đó:
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh.
Khi dịch sang tiếng nước ngoài; tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên; hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài…
Khi đặt tên doanh nghiệp; bạn cũng cần phải chú ý những điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp.
Những điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp
Nhà nước cho phép doanh nghiệp tự do lựa chọn tên doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn cần phù hợp với thuần phong mỹ tục, văn hóa, chính trị,… Vì vậy, khi đặt tên doanh nghiệp cần chú ý những điều sau:
– Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký như: Đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký; tên tiếng việt doanh nghiệp muốn đăng ký khác tên doanh nghiệp đã được đăng ký trước đó chỉ với ký hiệu “&”; tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký; tên riêng của doanh nghiệp khác với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký; tên riêng của doanh nghiệp chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bằng các từ “miền bắc”, “miền nam”, “miền trung”, “miền tây”, “miền đông”…
Ví dụ: Ông A muốn lựa chọn tên doanh nghiệp là Công ty TNHH nước giải khát Cocá CoLá. Tên doanh nghiệp ông A lựa chọn sẽ không được chấp nhận bởi nó sẽ gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký là Công ty TNHH nước giải khát Coca Cola.
– Sử dụng tên cơ quan nhà nước; đơn vị vũ trang nhân dân; tên của tổ chức chính trị; tổ chức chính trị – xã hội,; tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp; trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
– Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Khi đặt tên doanh nghiệp, ngoài việc lựa chọn một cái tên hay, có ý nghĩa, bạn cần chú ý tên doanh nghiệp cần phù hợp với quy định pháp luật.
Câu hỏi thường gặp
Theo như quy định của pháp luật; tên doanh nghiệp sẽ không có số đếm. Còn phần tên riêng thì có thể được viết bằng các chữ số. Vì vậy việc sử dụng số đếm khi đặt tên công ty thì hoàn toàn không trái với quy định của pháp luật
Việc thay đổi tên doanh nghiệp sẽ tùy thuộc vào nhu cầu và nguyện vọng của chủ doanh nghiệp đó. Bạn chỉ cần chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh để thay đổi tên doanh nghiệp. Nếu trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu thì bắt buộc phải thay đổi.
Không được viết tắt là CTHD. Chỉ được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh. Do đó, cụm từ CTHD sẽ không phù hợp và không được sử dụng.
Doanh nghiệp là một tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch; được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục điíc thu lợi nhuận.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về những lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X; hãy liên hệ: 0833.102.102
Hy vọng bài viết” Những điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp” hữu ích đối với quý bạn đọc!