Xin chào Luật sư, tôi hiện đang là chủ một doanh nghiệp tư nhân tại Hà Nội, tôi có thắc mắc về quy định pháp luật doanh nghiệp, mong được luật sư tư vấn. Cụ thể là do tình hình kinh doanh không đạt yêu cầu nên tôi muốn tạm ngừng kinh doanh để thay đổi lại cơ cấu của công ty để thu lại năng suất lao động cao hơn, tôi thắc mắc thủ tục thông báo tạm ngừng kinh doanh công ty năm 2023 như thế nào? Tôi sẽ cần chuẩn bị những hồ sơ gì để thực hiện thủ tục này? Mong luật sư tư vấn, tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến LSX, mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nêu trên.
Căn cứ pháp lý
Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Tạm ngừng kinh doanh công ty là thủ tục hành chính được doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư để tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định vì các lý do khác nhau.
Quá trình này thường xảy ra khi công ty đang gặp khó khăn về tài chính hoặc sản xuất, hoặc khi công ty muốn tạm dừng hoạt động để sửa chữa, nâng cấp hoặc tái tổ chức.
Tại sao công ty tạm ngừng kinh doanh?
Có nhiều lý do dẫn đến việc công ty phải tạm ngừng hoạt động, tuy nhiên đa phần là gặp khó khăn về tài chính, nhân công…vv buộc chủ sở hữu bắt buộc phải tiến hành thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
Trên thực tế, một số lý do phổ biến dẫn đến doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh như sau:
– Trong điều kiện hiện nay với sự biến động của nền kinh tế các hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Do đó nhiều doanh nghiệp mới thành lập có vốn đầu tư nhỏ khi gặp những biến động ngoài dự kiến ban đầu có thể không đủ kinh tế để duy trì hoạt động nên phải tạm ngừng kinh doanh;
– Lý do về nhân sự của công ty, có sự thay đổi về cơ cấu công ty hoặc chuyển địa điểm công ty;
– Khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không thể tiếp tục duy trì hoạt động thì có thể tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
– Chủ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh sau đó thành lập doanh nghiệp mới để kinh doanh những ngành, nghề khác hiệu quả hơn.
Hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh gồm những gì?
Chuẩn bị hồ sơ được các cá nhân, tổ chức đánh giá là bước khó nhất trong thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Phần vì các hồ sơ phải đảm bảo tính chính xác tuyệt đối, phần vì mỗi loại hình doanh nghiệp (cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh…) lại có những yêu cầu khác nhau. Trong khi đó thông tin về hồ sơ trên internet khá rối loạn, mỗi website đề cập một thông tin riêng. Chính vì vậy mà mọi người khi nghiên cứu, chuẩn bị hồ sơ không khỏi hoang mang, lo lắng.
Thông tin về hồ sơ tạm ngừng hoạt động kinh doanh được quy định rất rõ tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
– 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)
– 1 Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên công ty về việc tạm ngừng kinh doanh
– 1 Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH 1 thành viên
– 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)
– 1 Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc tạm ngừng kinh doanh công ty
– 1 Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty Cổ phần
– 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)
– 1 Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị công ty về việc tạm ngừng kinh doanh;
– 1 Giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty hợp danh
– 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)
– 1 Quyết định và bản sao biên bản họp của các thành vien hợp danh
– 1 Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)
Thủ tục thông báo tạm ngừng kinh doanh công ty
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty sẽ được thực hiện theo các bước sau
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Cá nhân, tổ chức: Soạn thảo các hồ sơ, tài liệu theo quy định (thông tin hồ sơ cụ thể như quy định nêu trên). Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh có 1 phần quan trọng là lý do tạm ngừng kinh doanh, thông thường các doanh nghiệp đều lấy lý do là khó khăn về tài chính và không thể tiếp tục hoạt động.
Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tới Sở kế hoạch đầu tư
Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, cá nhân, tổ chức nộp trực tuyến tới Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố đăng ký trụ sở chính doanh nghiệp
Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty
Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết và hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và cập nhật tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để doanh nghiệp cập nhật được tình trạng hồ sơ
Bước 4: Nhận thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ (bản cứng) giấy tới Phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan đăng ký
Lưu ý: Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty chỉ cần nộp tại Sở kế hoạch đầu tư và KHÔNG phải nộp tại cơ quan thuê đang quản lý thuế của Doanh nghiệp.
Bước 5: Chính thức tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty
Sau khi nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tạm ngừng từ thời gian được ghi trên thông báo, mọi hoạt động kinh doanh sau ngày tạm dừng hoạt động đều phải dừng lại, doanh nghiệp được phép hoạt động trở lại sau khi hết thời hạn tạm ngừng hoặc xin hoạt động sớm trở lại khi chưa hết thời hạn tạm ngừng.
Cần lưu ý gì khi thực hiện thủ tục thông báo tạm ngừng kinh doanh?
Trong các hồ sơ cần chuẩn bị, không ít cá nhân, tổ chức tỏ ra bỡ ngỡ vì lần đầu tiên biết đến cụm từ thông báo tạm ngừng kinh doanh. Chính vì thế, trong mục này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ cũng như biết cách trình bày thông báo đúng quy định. Như chúng tôi đã lưu ý ở mục hồ sơ, thông báo cần phải sử dụng đúng mẫu. Do đó, trường hợp quý bạn đọc tự chuẩn bị các thủ tục nhưng chưa có mẫu thông báo hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp. Còn trường hợp quý khách hàng ủy quyền cho Luật Hoàng Phi thực hiện các thủ tục, chúng tôi sẽ trực tiếp soạn thảo thông báo.
Nội dung thông báo tạm ngừng kinh doanh sẽ kê khai các thông tin gồm:
– Tên doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh
– Mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Ngành nghề kinh doanh
– Thời hạn tạm ngừng hoạt động kinh doanh
– Lý do tạm ngừng
– Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu
+ Lưu ý khác thủ tục tạm ngừng kinh doanh
(i) Trong hồ sơ nộp cho cơ quan đăng ký, doanh nghiệp không viết tay vào các mẫu có trong hồ sơ; không sử dụng kim bấm để bấm hồ sơ (sử dụng ghim kẹp); hồ sơ và các bản sao y giấy tờ chứng thực cá nhân, chứng chỉ hành nghề, các loại giấy tờ kèm theo phải sử dụng giấy khổ A4;
(ii) Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký và cơ quan thuế ít nhất 15 (mười lăm ngày) trước khi tạm ngừng kinh doanh.
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngưng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục thông báo tạm ngừng kinh doanh công ty mới năm 2023“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về Thừa kế đất đai. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục giải thể công ty TNHH theo quy định mới
- Giải thể công ty cần những thủ tục gì?
- Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh ở đâu theo đúng quy định 2023
Câu hỏi thường gặp:
Điều kiện để được tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải đáp ứng như sau:
– Chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
– Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải tất toán hết các khoản nợ. Cụ thể là nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Căn cứ tại Khoản 1, Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.
Sau khi đủ điều kiện cấp Giấy đăng ký tạm ngừng, Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ gửi hồ sơ doanh nghiệp đến cơ quan thuế. Lúc này, doanh nghiệp sẽ phải hoàn thiện và gửi hồ sơ thuế trong vòng 30 – 40 ngày. Nếu doanh nghiệp không gửi hồ sơ đến cơ quan thuế xử lý, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp vẫn đang hoạt động và phải đóng thuế hàng quý theo quy định.
Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến thuế doanh nghiệp cần xử lý với cơ quan thuế bao gồm: tờ khai, thuế giá trị gia tăng, báo cáo sử dụng hóa đơn, báo cáo tài chính (nếu hoạt động quá 3 tháng trong 1 năm)… Sau khi cung cấp đầy đủ các hồ sơ thủ tục, cơ quan thuế sẽ ra thông báo xác nhận doanh nghiệp không còn nợ thuế hoặc các vấn đề liên quan. Như vậy, thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế mới hoàn tất.