Thủ tục xin giấy phép mở phòng trà ca nhạc

bởi Vudinhha

Trong nhiều năm gần đây, nhiều cửa hàng trà hay cà phê xuất hiện ngày càng nhiều với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật Việt Nam, mọi công dân, tổ chức muốn kinh doanh đều phải làm thủ tục xin phép với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy để làm đúng các yêu cầu và quy định của cơ quan nhà nước thì cần chuẩn bị những hồ sơ gì. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X về thủ tục xin giấy phép mở phòng ca nhạc.

Cơ sở pháp lý: 

  • Luật Doanh nghiệp năm 2014;
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng kí doanh nghiệp;
  • Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoat động kinh doanh; 
  • Nghi định 103/2009/NĐ-CP quy chế hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng

Nội dung tư vấn:

1. Đăng kí kinh doanh với cơ quan quản lý về doanh nghiệp.

Hoạt động kinh doanh chỉ được tiến hành khi cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Đối với phòng trà ca nhạc bạn cần nằm rõ mô hình quy mô mà mình dự định kinh doanh thuộc loại hình nào:

Loại hình doanh nghiệp: Phù hợp với những hoạt động kinh doanh lớn

Hộ kinh doanh: Loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh trung bình nếu bạn có nhu cầu mở một phòng trà duy nhất, cửa hàng có dưới 10 nhân viên làm việc và không có nhu cầu mở them địa điểm nào nữa thì lựa chọn đăng kí hộ kinh doanh cá thể là phù hợp nhất.  Tuy hình thức này hạn chế về địa điểm kinh doanh và số lượng lao động nhưng lại đơn giarin trong đăng kí thành lập và thuế khi tiến hành hoạt động. Và bạn dự định mở phòng trà ca nhạc với quy mô trung bình thì hình thức này là thích hợp nhất.

2. Hộ kinh doanh là gì?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 66, Nghị định 8/2015/NĐ-CP quy định về Hộ kinh doanh cá thể:“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”

3.Thủ tục đăng kí kinh doanh

 Bước 1: Soạn hồ sơ, bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
  • Hợp đồng thuê nhà
  • Sổ đỏ (photo)
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân (Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu)

Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận “Một của” UBND cấp huyện

Bước 3: Nhận kết quả và sang Chi cục thuế đăng ký mã số thuế

Với mô hình dịch vụ ăn uống, cần có thêm một thủ tục bắt buộc nữa đó là xin giấy xin Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm (VSATTP).Đối với loại giấy tờ này thì quy trình khá đơn giản nhưng thực tế thực hiện lại vô cùng khó khăn:

  • Bước 1: Đến lấy mẫu hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền về VSATTP, điền đầy đủ thông tin và nộp lại cho cơ quan.
  • Bước 2: Cơ quan thẩm định cơ sở. Nếu đạt yêu cầu thì cơ sở sẽ nhận được Giấy chứng nhận ATVSTP.
  • Bước 3: Nếu cơ sở chưa đạt, sẽ được thẩm định lại trong vòng 3 tháng. Khi đó đoàn thẩm định có quyền đề xuất đình chỉ hoạt động của cơ sở kinh doanh.

3.Hồ sơ cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm( bản sao)- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng xung quanh
  • Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình phân phối
  • Bản thuyết minh trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ của cơ sở
  • Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người quản lý
  • Giấy xác nhận của chủ cơ sở và người quản lý trực tiếp của cơ sở

4. Những loại thuế phải nộp:

Theo Điều 2, Thông tư 92/2015/TT-BTC, các loại thuế mà cơ sở kinh doanh phải nộp bao gồm:

  • Thuế môn bài theo năm: dựa trên thu nhập một tháng. Mức thuế này thấp nhất là 50.000Đ.
  • Thuế Giá trị gia tăng (GTGT): bằng Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): bằng Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ thuế TNDNNếu quán của bạn có doanh thu dưới 100 triệu/năm, bạn chỉ phải nộp thuế môn bài theo từng năm.
  • Còn với doanh thu trên 100 triệu, bạn cần phải nộp đầy đủ cả 3 loại thuế trên. Mức tỷ lệ thuế cụ thể bạn có thể tham khảo tại cơ quan có thẩm quyền khi ĐKKD.Hi vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích và có thể giúp cho bạn không còn bối rối khi đang có ý định mở/làm thủ tục ĐKKD cho quán cafe của mình.

5. Một số lưu ý thêm

Về hợp đồng thuê nhàKinh doanh trà sửa là hoạt động cần đầu tư nhiều cơ sở vật chất, đặc biệt là đầu tư vào thiết kế, trang trí cửa hàng do đó bạn cần lưu ý thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng thuê nhà để đảm bảo lợi ích của mình như:

  • Thời hạn thuê đủ lâu để ổn định kinh doanh
  • Cho phép can thiệp vào hệ thống điện, đèn… để phục vụ hoạt động trang trí của hàng
  • Giá thuê và thay đổi giá thuê theo đề nghị của một bên cũng cần được chi rõ

Ngoài ra, bạn có thể công chứng hợp đồng đó để thêm phần yên tâm. Và cũng để xuất trình bản sao công chứng khi có đoàn kiểm tra cơ sở của các cơ quan chức năng.

Về hợp đồng điện:

Nếu bạn nhận được yêu cầu từ phía điện lực thì bạn phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng điện nếu không sẽ bị phạt hoặc cắt điện cảnh cáo.

Ngoài ra mô hình bạn kinh doanh là hộ kinh doanh mở phòng trà ca nhạc với mục đích giải trí và quy mô nhỏ bạn cần phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 theo quy chế của Nghị định 103/2009/NĐ-CP về các băng đĩa ca nhạc.

Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn!

Trân trọng.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ doanh nghiệp tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm