Căn cứ:
- Thông tư 17/2012/TT-BGTDT
Nội dung tư vấn:
1. Giáo viên có được phép dạy thêm ngoài trường hay không?
Việc dạy thêm đã không còn xa lạ với nhiều giao viên và học sinh. Đây là một phương thức rèn luyện của học sinh, củng cố lại, mở rộng kiến thức thay vì chỉ vài giờ học ở trường. Tuy nhiên, việc dạy thêm, học thêm quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến thời gian vui chơi giải trí của con trẻ, và cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Thứ nhất, việc dạy thêm là được phép nhưng cũng có những trường hợp, pháp luật quy định cấm các thầy cô dạy thêm. Cụ thể:
-
Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Giờ học nhà trường đã phân bổ việc dạy thêm rồi thì việc học thêm một lớp ngoài nữa là vi phạm điều cấm vì những hậu quả mà nó để lại.
- Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống: Học sinh tiểu học là lứa tuổi cần được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí nhiều hơn. Việc bắt các em học quá nhiều có thể gây phản tác dụng.
- Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
- . Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Như vậy, giáo viên được biên chế vào nhà nước là những người không được phép dạy thêm ngoài giờ. Tuy nhiên, chỉ trong hai trường hợp sau:
- Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;
- Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
Thứ hai, việc dạy thêm cần phải được cấp phép.
Tổ chức dạy thêm là một ngành nghề đặc thù, bởi vậy, việc quy định chặt chẽ về tổ chức, địa điểm, giá tiền cũng như cam kết về việc học đối với những lĩnh vực khác cũng cần phải được đảm bảo. Cụ thể:
- Địa điểm dạy thêm phải được cam kết với Ủy ban nhân dân cấp xã
- Trách nhiệm giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức dạy thêm, học thêm
- lớp học thêm sau khi được thành lập cần phải công khai tại địa điểm tổ chức dạy thêm trước và trong khi dạy thêm; Danh sách người dạy thêm; Thời khóa biểu dạy thêm, học thêm; Mức thu tiền học thêm
- Phải thực hiện thủ tục xin cấp phép dạy thêm,học thêm.
2. Thủ tục cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm
Như đã phân tích ở trên, việc dạy thêm phải được cấp phép đầy đủ thì giáo viên mới được thực hiện việc dạy thêm hợp pháp. Cụ thể được thể hiện qua Giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm. Giáo viên, đơn vị muốn tổ chức dạy thêm phải chuẩn bị các hồ sơ sau:
- Đơn xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, trong đó cam kết với Uỷ ban nhân dân cấp xã về thực hiện theo mẫu
- Danh sách trích ngang người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;
- Đơn xin dạy thêm có dán ảnh của người đăng ký dạy thêm và có xác nhận theo quy định
- Bản sao hợp lệ giấy tờ xác định trình độ đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;
- Giấy khám sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp cho người tổ chức dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;
- Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: đối tượng học thêm, nội dung dạy thêm, địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm, mức thu tiền học thêm, phương án tổ chức dạy thêm, học thêm.
Cụ thể được quy định tại Điều 12 Thông tư 17/2012/TT-BGTDT quy định về dạy học thêm
Điều 12. Hồ sơ cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm
…
2. Đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường:
a) Đơn xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, trong đó cam kết với Uỷ ban nhân dân cấp xã về thực hiện các quy định tại khoản 1, điều 6 quy định này;
b) Danh sách trích ngang người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;
c) Đơn xin dạy thêm có dán ảnh của người đăng ký dạy thêm và có xác nhận theo quy định tại khoản 5, điều 8 quy định này;
d) Bản sao hợp lệ giấy tờ xác định trình độ đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;
đ) Giấy khám sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp cho người tổ chức dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;
e) Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: đối tượng học thêm, nội dung dạy thêm, địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm, mức thu tiền học thêm, phương án tổ chức dạy thêm, học thêm.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết:
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm hoặc uỷ quyền cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình trung học phổ thông hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học phổ thông.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm hoặc uỷ quyền cho Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình tiểu học, trung học cơ sở hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học cơ sở.
Được cụ thể hóa từ Điều 11 Điều 12 Thông tư 17/2012/TT-BGTDT
Điều 11. Thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm hoặc uỷ quyền cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình trung học phổ thông hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học phổ thông.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm hoặc uỷ quyền cho Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình tiểu học, trung học cơ sở hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học cơ sở.
Sau thời hạn 15 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép hoạt động dạy thêm cho tổ chức có nhu cầu dạy thêm, học thêm bằng văn bản.
Hy vọng bài viết có ích cho bạn !
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Thủ tục xin phép dạy thêm ngoài trường. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.