Bảo vệ Tổ quốc là quyền và nghĩa vụ không phải của riêng một ai; mà là của toàn thể nhân dân Việt Nam. Trong đó, những nam thanh niên lại có một đặc quyền riêng. Đó là thực hiện nghĩa vụ quân sự. Việc thực hiện nghĩa vụ quân sự nghĩa vụ mà mỗi nam thanh niên phải thực hiện khi tròn 18 tuổi. Nữ giới cũng có thể tham gia nghĩa vụ quân sự nếu có mong muốn. Nói chung, nghĩa vụ quân sự chỉ bắt buộc với nam giới. Vậy tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015
Nghĩa vụ quân sự là gì?
Nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
Trong đó, phục vụ tại ngũ là dành cho công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình; nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ. Còn phục vụ trong ngạch dự bị là dành công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị bao gồm các trường hợp sau đây: hết độ tuổi gọi nhập ngũ nhưng chưa phục vụ tại ngũ; thôi phục vụ tại ngũ; thôi phục vụ trong Công an nhân dân.
Đối tượng tham gia nghĩa vụ quân sự
Theo quy định tại Điều 12 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015; đối tượng được đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự là nam thanh niên từ đủ 17 tuổi trở lên. Và nữ thanh niên khi đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:
- Có ngành, nghề, chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội Nhân dân.
- Từ đủ 18 tuổi trở lên.
Những trường hợp miễn, hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự
Trường hợp tạm hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự
Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015; những trường hợp tạm hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự gồm có:
- Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.
- Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
- Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.
- Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
- Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định.
- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
- Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
Trường hợp miễn tham gia nghĩa vụ quân sự
Cũng theo đó, các trường hợp được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự gồm có:
- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một.
- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ.
- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân.
- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
Tiêu chuẩn sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự
Việc một người có đủ sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự không không được xét từ ban đầu; mà phải trải qua việc khám tuyển nghĩa vụ quân sự. Theo đó, sẽ có những tiêu chí để xác định sức khỏe như sau:
Về thể lực
Tiêu chuẩn về thể lực sẽ được chia ra làm hai mức dành cho nam và nữ:
- Nam: cao từ 1m52 đến 1m63; cân nặng từ đủ 39 – 51kg; vòng ngực từ đủ 70 – 81cm.
- Nữ: cao từ 1m46 đến 1m54; cân nặng từ 37 – 48kg.
Các tiêu chí này sẽ được xếp theo mức từ 1 – 6. Nếu quá béo hoặc quá gầy sẽ xét đến mức BMI.
Về bệnh tật
Các loại bệnh sẽ được đưa ra xem xét khi khám sức khỏe bao gồm:
- Bệnh về mắt: cận thị; viễn thị; loạn thị; mộng thịt; viêm kết mạc; đục thủy tinh thể bẩm sinh; mù màu; quáng gà;…
- Bệnh về răng, hàm, mặt: răng sâu; mất răng; viêm lợi, viêm quanh răng; viêm tủy; tủy hoại tử; viêm quanh cuống răng; biến chứng răng khôn; viêm loét niêm mạc ở miệng và lưỡi; viêm tuyến nước bọt; xương hàm gãy;…
- Các bệnh về tai, mũi, họng: sức nghe; tai ngoài; tai giữa; xương chũm; tai trong; mũi; họng; amidan; chảy máu cam; thanh quản; xoang mặt; liệt mặt không hồi phục do viêm tai xương chũm;…
- Các bệnh về thần kinh, tâm thần: nhức đầu thành cơn, dai dẳng, kéo dài, ảnh hưởng đến lao động; suy nhược thần kinh; động kinh; ra mồ hôi bàn tay hoặc cả bàn tay, bàn chân; liệt thần kinh ngoại vi; chấn thương sọ não;…
- Các bệnh về tiêu hóa: bệnh thực quản; bệnh dạ dày, tá tràng, tiểu tràng, viêm ruột thừa, thoát vị bẹn các loại; các đường mổ bụng thăm dò (không can thiệp vào nội tạng), bệnh đại, trực tràng;…
- Các bệnh về hô hấp: hội chứng và triệu chứng bệnh hô hấp; phế quản, nhu mô phổi, các bệnh màng phổi, lao phổi, lao ngoài phổi;…
- Các bệnh về tim, mạch: huyết áp, tăng huyết áp, mạch, rối loạn dẫn truyền và nhịp tim, bệnh tim,…
- Các bệnh về cơ, xương, khớp: bệnh khớp, bàn chân bẹt, chai chân, mắt cá, rỗ chân,; dính kẽ ngón tay, ngón chân; thừa ngón tay, ngón chân; mất ngón tay, ngón chân; co rút ngón tay, ngón chân; chấn thương, vết thương khớp (vừa và lớn);…
- Các bệnh về thận, tiết niệu, sinh dục: thận, tiết niệu; các hội chứng tiết niệu; viêm đường tiết niệu;…
- Các bệnh về nội tiết, chuyển hóa, hạch, máu: bệnh tuyến giáp, bệnh đái tháo đường, thiếu máu nặng thường xuyên do các nguyên nhân;…
- …
Về tiêu chí chọn lựa
Sau khi khám sức khỏe, người tham gia khám sức khỏe sẽ được chia làm 06 loại gồm:
- Loại 1: Tám chỉ tiêu đều đạt điểm 01.
- Loại 2: Có ít nhất một chỉ tiêu điểm 02.
- Loại 3: Có ít nhất một chỉ tiêu điểm 03.
- Loại 4: Có ít nhất một chỉ tiêu điểm 04.
- Loại 5: Có ít nhất một chỉ tiêu điểm 05.
- Loại 6: Có ít nhất một chỉ tiêu điểm 06.
Công dân có sức khỏe thuộc loại 1, 2, 3; cận từ 1,5 diop trở xuống; không bị viễn thị; không mắc các bệnh như HIV, AIDS; không nghiện ma túy có đủ tiêu chuẩn để nhập ngũ.
Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại Điều 332 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; trốn tránh nghĩa vụ quân sự sẽ phải đối mặt với các mức hình phạt sau:
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm; phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm trong trường hợp: người không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự; không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
- Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm trong trường hợp: tự gây thuonwg tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình; phạm tội trong thời chiến; lôi kéo người khác phạm tội;
Cấu thành tội phạm cơ bản tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
Hành vi khách quan tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
Có thể thấy, hành vi khách quan của tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự bao gồm 3 hành vi: không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự; không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ; không chấp hành lệnh gọi tập trung huấn luyện. Trong đó:
- Không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự là hành vi của công dân thuộc đối tượng phải đăng ký nghĩa vụ quân sự nhưng không thực hiện; hoặc thực hiện không đúng việc đăng ký nghĩa vụ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 như: Không đến cơ quan quân sự đăng ký; hoặc đến nhưng không đúng thời gian, địa điểm đăng ký; không thực hiện việc đăng ký bổ sung, thay đổi khi thuộc trường hợp phải đăng ký bổ sung, thay đổi đăng ký nghĩa vụ quân sự.
- Hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ là hành vi của công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự khi có lệnh gọi nhập ngũ nhưng không nhập ngũ; hoặc đã đến nơi giao, nhận quân nhưng lại bỏ trốn. Được coi là đã có lệnh gọi nhập ngũ là trường hợp công dân đã nhận được lệnh gọi nhập ngũ của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện trước thời gian ghi trong lệnh gọi 15 ngày.
- Hành vi không chấp hành lệnh gọi tập trung huấn luyện là hành vi của công dân có đủ điều kiện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 phải thực hiện việc tập trung huấn luyện và đã có lệnh gọi tập trung huấn luyện nhưng không đến nơi tập trung huấn luyện hoặc có đến nhưng bỏ về, trốn tránh việc thực hiện chương trình huấn luyện.
Chủ thể tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
Chủ thể của tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự là thanh niên đang trong độ tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nhưng sẽ được đối chiếu với luật để xác định cụ thể.
Mặt khách quan tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự còn tồn tại mặt khách quan là đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xóa án tích mà còn có hành vi vi phạm.
Có thể bạn quan tâm:
- Tham gia nghĩa vụ quân sự có được hưởng quyền lợi gì không?
- Điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự mới nhất
- Học luật sư có được miễn nghĩa vụ quân sự 2018?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự bị xử phạt như thế nào?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Nữ giới được tham gia nghĩa vụ quân sự nếu có nhu cầu có và có ngành nghề phù hợp với điều kiện của quân đội nhân dân Việt Nam.
Việc bị các bệnh về da là một tiêu chí được xét đến trong khi khám sức khỏe. Tuy nhiên, việc mắc bệnh về da không đồng nghĩa với việc không được tham gia nghĩa vụ quân sự. Mà khi đi khám nghĩa vụ quân sự, đó là các tiêu chí được xét; sau đó, mức sức khỏe của của người đó sẽ được chia thành 6 loại. Nếu sức khỏe thuộc loại 4, 5, 6 thì sẽ không được tham gia nghĩa vụ quân sự.