Trường hợp quyết định xử phạt tại chỗ phải ghi rõ tiền phạt hay không?

bởi HuongGiang
Trường hợp quyết định xử phạt tại chỗ phải ghi rõ tiền phạt hay không?

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân,; tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm; và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Người vi phạm hành chính có thể bị xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ; mà không lập biên bản theo quy định; các trường hợp vi phạm xử phạt tại chỗ này trong đời sống thường hay mắc phải và người vi phạm nộp tiền ngay tại chỗ. Trường hợp quyết định xử phạt tại chỗ phải ghi rõ tiền phạt hay không? Đây là câu hỏi nhiều người bị xử phạt vi phạm hành chính thắc mắc gần đây. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu sau đây.

Căn cứ pháp lý

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020

Thế nào là quyết định xử phạt tại chỗ

Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt; biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân; tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Căn cứ theo quy định tại Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012; sửa đổi bổ sung 2020; về xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản:
“1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản. “

Như vậy, đối với trường hợp những lỗi vi phạm mà mức phạt dưới 250.000 đồng thì người vi phạm hành chính có thể nộp phạt tại chỗ mà không cần đến Kho Bạc Nhà nước; cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt tại chỗ trong trường hợp này. Ngược lại, nếu người vi phạm hành chính bị phạt trên 250.000 đồng thì bắt buộc phải lập biên bản. Tương tự đối với tổ chức vi phạm hành chính mà bị phạt tiền dưới 500.000 đồng sẽ có quyết định xử phạt hành chính tại chỗ.

Lưu ý đối với trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ; thì bắt buộc phải lập biên bản theo quy định.

Trường hợp quyết định xử phạt tại chỗ phải ghi rõ tiền phạt hay không?

Theo quy định tại điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012; sửa đổi bổ sung 2020; về hành vi xử phạt hành chính tại chỗ như sau:

“Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản; được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.”

Như vậy, đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ trong trường hợp phạt tiền; thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.

Thủ tục thi hành quyết định xử phạt tại chỗ

Theo quy định tại Điều 69 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thủ tục thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản được quy định cụ thể như sau:

– Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản; phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt 01 bản. Với người chưa thành niên bị xử phạt cảnh cáo; thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

– Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân; tổ chức nộp tiền phạt và phải nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước; hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc; kể từ ngày thu tiền phạt.”

Trường hợp cá nhân, tổ chức không thực hiện được quyết định xử phạt tại chỗ

Trường hợp cá nhân; tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ; thì nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

Theo đó Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012; sửa đổi bổ sung 2020 quy định như sau:

“Trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 68 hoặc khoản 2 Điều 79 của Luật này, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.”.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Trường hợp quyết định xử phạt tại chỗ phải ghi rõ tiền phạt hay không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nộp phạt giao thông tại chỗ có biên lai không?

Theo Điều 69 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 “Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân; tổ chức nộp tiền phạt và phải nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt”.
Như vậy theo quy định; người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân; tổ chức nộp tiền phạt.

Có áp dụng xử phạt tại chỗ với người điều khiển xe ô tô không?

Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt tiền thấp nhất với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ là từ 200.000 đến 400.000 đồng. Do vậy, người điều khiển xe ô tô khi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ thì người xử phạt phải lập biên bản. Vậy không áp dụng hình thức xử phạt tại chỗ với các lỗi của người điều khiển xe ô tô.

Thế nào là biện pháp xử lý hành chính?

Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm