Khi xa quê hương và đạt được những thành công nhất định, nhiều anh chị Việt Kiều mong muốn về Việt Nam để kinh doanh, buôn bán bằng hình thức thành lập công ty. Tuy nhiên, là người gốc Việt nhưng không có quốc tịch thì có được thành lập doanh nghiệp hay không?
Căn cứ pháp lý:
- Luật đầu tư 2020;
- Luật doanh nghiệp 2020.
Nội dung tư vấn
1. Việt Kiều thành lập công ty tại Việt Nam có được phép?
Trên thực tế hành nghề tôi đã gặp rất nhiều trường hợp anh chị em Việt Kiều – đã mất quốc tịch Việt Nam trong quá trình sinh sống nhưng rất muốn về quê hương để tạo lập một doanh nghiệp. Phải khẳng định rằng, quyền thành lập doanh nghiệp và kinh doanh tại Việt Nam hiện nay không bị hạn chế bởi quốc tịch mà đã có những cơ chế “thoáng” hơn tạo điều kiện để phát triển kinh tế. Điều này có nghĩa, không chỉ người có quốc tịch Việt Nam mà những người gốc Việt, những người nước ngoài đều có thể tạo lập công ty tại Việt Nam.
2. Việt Kiều thành lập doanh nghiệp có khác so với công dân Việt Nam thông thường?
Việt Kiều ở đây được hiểu là người có nguồn gốc Việt Nam (có thể có xác nhận nguồn gốc người Việt Nam do lãnh sự quán cấp) nhưng lại bị mất hoặc đã thôi quốc tịch. Đối với những trường hợp này thì quyền thành lập công ty sẽ có đôi chút ảnh hưởng.
Cụ thể theo quy định tại Luật đầu tư 2020 mới nhất có điều khoản như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
19. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
20. Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Có thể thấy, Luật đầu tư 2020 sẽ không trọng tâm vào vấn đề có hay không “gốc Việt Nam” mà chỉ định nghĩa rằng nếu không có quốc tịch Việt Nam thì sẽ là nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy có thể hiểu rằng Việt Kiều nếu không còn quốc tịch Việt Nam sẽ không được áp dụng chính sách của những nhà đầu tư trong nước.
Lợi thế của những nhà đầu tư trong nước là những người có quốc tịch Việt Nam, sẽ không bị hạn chế về ngành nghề kinh doanh, tỷ lệ sở hữu cổ phần, đơn giản hơn trong thủ tục đầu tư và đăng ký doanh nghiệp.
Tham khảo thêm bài viết: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp
3. Thủ tục thành lập doanh nghiệp của Việt Kiều
Dựa trên kinh nghiệm hành nghề thì tôi có thể khuyên anh chị em Việt Kiều với 02 lựa chọn như sau:
Cách 1: Để được áp dụng những chế độ chính sách và không hạn chế kinh doanh như đối với công dân Việt Nam thông thường thì anh chị có thể tiến hành xin nhập lại quốc tịch Việt Nam, khi đó thì anh chị sẽ được coi như nhà đầu tư trong nước để thành lập công ty. Tuy nhiên, cách thức này sẽ có một số hạn chế như một số quốc gia sẽ yêu cầu anh chị thôi quốc tịch sau khi nhập tịch tại Việt Nam, điều này nhiều anh chị Việt Kiều sẽ không mong muốn …
Cách 2: Thực hiện thành lập doanh nghiệp với thủ tục dành cho người nước ngoài. Đối với phương án này thì thủ tục sẽ phức tạp hơn, hạn chế, tốn kém chi phí hơn so với cách thứ 1. Quy trình sẽ thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ giấy tờ hợp lệ để xin chấp thuận chủ trương dự án đầu tư tại Việt Nam – kết quả là giấy chứng nhận đầu tư;
- Bước 2: Xin giấy phép con đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện như: Giấy phép về môi trường, giấy phép phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự…;
- Bước 3: Tạo lập doanh nghiệp dựa trên những giấy phép tại Bước 1 và Bước 2.
Sau khi hoàn thiện các bước trên thì doanh nghiệp của anh chị đã đủ điều kiện để hoạt động tại Việt Nam.
Khi anh chị có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Hi vọng rằng bài viết sẽ có X