Chào Luật sư X, gần đây bạn tôi có rủ tôi góp vốn mở công ty để kinh doanh. Sau khi tìm hiểu thì tôi thấy có 2 loại vốn là vốn pháp định và vốn điều lệ. Tôi thấy 2 loại vốn này cũng tương tự nhau nên không biết chúng có phải là một không. Cho tôi hỏi vốn pháp định có phải vốn điều lệ không? Xin được tư vấn.
Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Vốn pháp định là gì?
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 không có quy định về vốn pháp định. Tuy nhiên, tại khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 có quy định về vốn pháp định như sau: “Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp”.
Theo đó, dựa theo cách hiểu thông dụng nhất chúng ta có thể hiểu vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập doanh nghiệp.
Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định và được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp.
Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.
Đặc điểm của vốn pháp định?
Phạm vi áp dụng: Chỉ quy định cho một số ngành nghề nhất định.
Về đối tượng áp dụng: Vốn pháp định được cấp cho các chủ thể kinh doanh. Bao gồm các cá nhân, pháp nhân, tổ chức, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể…
Ý nghĩa pháp lý: Nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện tổ hoạt động kinh doanh sau khi thành lập. Và tránh được, phòng trừ rủi ro.
Thời điểm cấp: Giấy xác nhận vốn pháp định được cấp trước khi doanh nghiệp cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
Vốn pháp định khác với góp của các chủ sở hữu khác với vốn kinh doanh. Vốn góp, vốn kinh doanh phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định.
Thế nào là vốn điều lệ?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về khái niệm vốn điều lệ cụ thể như sau: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần”.
Theo đó, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Vốn điều lệ là yếu tố không thể thiếu trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Vốn điều lệ có nghĩa ý quan trọng trong việc xác định tỷ lệ góp vốn của chủ sở hữu, các thành viên trong công ty. Dựa vào đó làm căn cứ để phân chia lợi nhuận, quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên tham gia góp vốn.
Đồng thời vốn điều lệ còn thể hiện quy mô, năng lực và vị trí của công ty trên thị trường. Đối tác khách hàng sẽ có thể tin tưởng, giao dịch với công ty đối tác có vốn điều lệ lớn.
Đặc điểm và vai trò của vốn điều lệ
Vốn điều lệ có 03 đặc điểm như:
– Thời gian góp vốn điều lệ
Theo quy định pháp luật, thời gian góp vốn trong doanh nghiệp thống nhất là 90 ngày kể từ thời điểm cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không kể những vấn đề liên quan đến vận chuyển hay chuyển quyền sở hữu tài sản giữa các cá nhân góp vốn.
– Loại tài sản
Ngoài tiền mặt, vốn điều lệ còn có thể là các loại tài sản khác như vàng, ngoại tệ chuyển đổi, quyền sử dụng đất đai, bất động sản, quyền sở hữu trí tuệ,… Tất cả những tài sản trên được định giá và quy đổi thành Việt Nam đồng. Ngoài ra, vốn góp phải là sở hữu hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
– Mức vốn điều lệ
Hiện tại không có quy định về mức cao nhất hay thấp nhất trong doanh nghiệp. Mức góp vốn sẽ tùy vào khả năng huy động, loại hình kinh doanh, và tổng quy mô. Trong vài trường hợp đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, pháp luật sẽ quy định rõ về mức vốn pháp định tối thiểu.
Vai trò:
– Là cơ sở để xác định tỷ lệ phần vốn góp, làm cơ sở để phân chia quyền,lợi ích và nghĩa vụ giữa các thành viên.
– Xác định điều kiện kinh doanh đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Vốn pháp định có phải vốn điều lệ không?
Mặc dù vốn điều lệ và vốn pháp định đều là số vốn ban đầu do nhà đầu tư cùng góp vào doanh nghiệp nhưng giữa chúng cũng tồn tại những khác biệt sau:
Tiêu chí | Vốn điều lệ | Vốn pháp định |
Cơ sở xác định | Khi thành lập công ty bắt buộc phải đăng ký vốn điều lệ Vốn điều lệ có thể tăng hoặc giảm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. | Vốn pháp định không phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà được xác định theo ngành nghề kinh doanh cụ thể. Công ty dự định thành lập có ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì vốn góp phải tối thiểu bằng vốn pháp định. |
Mức vốn | Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập công ty | Mức vốn pháp định là cố định đối với từng ngành nghề kinh doanh. |
Thời hạn góp vốn | Góp vốn đủ từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện | Thực hiện góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký |
Tài sản nào được dùng để góp vốn điều lệ?
Đối với quy định về tài sản được dùng để góp vốn điều lệ công ty thì tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể như sau:
– Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
– Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Theo đó, những tài sản dùng để góp vốn điều lệ bao gồm:
- Đồng Việt Nam.
- Ngoại tệ tự do chuyển đổi.
- Vàng.
- Quyền sử dụng đất.
- Quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật.
- Tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Đồng thời, tại Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cụ thể như sau:
- Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.
Như vậy, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải có trách nhiệm chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty.
Có thể bạn quan tâm
- Quy định có làm căn cước công dân online được không năm 2022
- Đi làm căn cước công dân cần những gì theo quy định mới 2022
- Đi làm căn cước công dân ở đâu theo quy định năm 2022
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Vốn pháp định có phải vốn điều lệ không theo quy định năm 2022?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tra số mã số thuế cá nhân; thành lập công ty mới, điều chỉnh tên cha mẹ trong giấy khai sinh, đổi tên bố trong giấy khai sinh…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trên thực tế, doanh nghiệp không cần phải chứng minh vốn điều lệ tại bước đăng kí doanh nghiệp. Trừ các ngành, nghề có yêu cầu vốn pháp định, thì vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định. Vốn điều lệ do công ty tự đăng kí và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác nội dung đã kê khai. Tuy nhiên, tuỳ từng loại hình doanh nghiệp sẽ có thời gian góp vốn khác nhau.
Khoản 1 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.
Theo đó, thời hạn góp vốn điều lệ vào công ty cổ phần là 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này, các cổ đông phải thanh toán đầy đủ số cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký thành lập công ty cổ phần.
Nếu hết thời hạn 90 ngày mà các cổ đông không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký thì công ty cổ phần phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã thanh toán trong thời hạn 30 ngày.
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp hiện nay không có quy định về mức vốn điều lệ cụ thể đối với doanh nghiệp nói chung. Do đó, có thể dựa vào khả năng kinh tế của chủ sở hữu và mục đích hoạt động mà doanh nghiệp sẽ tự quyết định mức vốn điều lệ cụ thể.
Những yếu tố mà doanh nghiệp thường sẽ xem xét để quyết định vốn điều lệ bao gồm:
Khả năng tài chính của chủ sở hữu.
Phạm vi, quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
Chi phí hoạt động thực tế của doanh nghiệp sau khi thành lập;
Dự án kinh doanh ký kết với đối tác