Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được xem là một trong những bước cần thiết khi bắt đầu công việc kinh doanh. Vừa đảm bảo được pháp luật bảo vệ lại vừa để quảng bá cho thương hiệu khi mà tình trạng cạnh tranh không lành mạnh sao chép, đánh cắp thương hiệu ngày càng nhiều. Bảo vệ thương hiệu không quá khó thế nhưng có nhiều trường hợp vẫn không đủ điều kiện để đăng ký. Cần phải nắm rõ điều kiện mà luật quy định để quá trình đăng ký diễn ra thuận lợi và tiết kiệm thời gian. Vậy Khi nào thì nhãn hiệu không được bảo hộ? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng yêu cầu về hình thức
Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn. Trải qua quy trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định hình tức nhãn hiệu; hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu và có thể thông báo đơn không hợp lệ vì:
- Đơn sai về mặt hình thức (không đúng mẫu, sai chính tả, tẩy xóa..)
- Đơn không đủ số lượng yêu cầu và các tài liệu đi kèm
- Đơn không có mô tả nhãn hiệu, không ghi rõ loại nhãn hiệu, phân nhóm đối với nhãn hiệu, thiếu tài liệu hưởng quyền ưu tiên….
Có thể bạn quan tâm:
Nhãn hiệu không được bảo hộ vì không đáp ứng điều kiện bảo hộ
Các điều kiện mà nhãn hiệu sẽ không được bảo hộ theo luật Sở hữu trí tuệ. Bao gồm các trường hợp sau:
- Dấu hiệu trùng; hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước.
- Dấu hiệu trùng; hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, dấu chứng nhận, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội của Việt Nam và quốc tế. Nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.
- Dấu hiệu trùng; hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.
- Dấu hiệu mô tả cụ thể đặc tính, nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị; hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.
- Đối với nhãn hiệu, đặc biệt phải mang tính chất phân biệt đối với các nhãn hiệu khác. Ví dụ đối với các trường hợp nhãn hiệu có 1 hoặc 2 chữ cái không có nghĩa; các nhãn hiệu mang tính chất mô tả sản phẩm dịch vụ.
Nhãn hiệu không được bảo hộ vì có nhãn tương tự đã được đăng ký trước hoặc hưởng thời gian ưu tiên trước
Đây là lý do chính mà nhãn hiệu thường bị từ chối. Có thể do vô tình hoặc cố tình mà các đơn khi nộp vào đều bị ra thông báo gây nhầm lẫn do trùng; hoặc tương tự lẫn nhau. Với những nhãn hiệu như vậy chỉ có trường hợp nhãn hiệu nộp đơn sớm nhất; hoặc có ngày ưu tiên sớm nhất là sẽ được đăng ký bảo hộ.
Tại cục Sở hữu trí tuệ. Bộ phận thẩm định sẽ đưa ra đánh giá về việc nhãn hiệu có gây nhầm lẫn hay không. Đôi khi việc đưa ra đánh giá cũng phụ thuộc chủ quan vào chuyên viên thẩm định. Tuy nhiên không vì thế mà nhãn hiệu này sẽ được đăng ký nếu chuyên viên thẩm định thấy có thể đăng ký được. Ngoài việc thẩm định nội dung nhãn hiệu còn được công bố trên website của cục Sở hữu trí tuệ và các báo sở hữu công nghiệp. Bất cứ đơn vị, cá nhân nào thấy nhãn hiệu có khả năng tương tự; hoặc gây nhầm lẫn với nhãn của mình đã đăng ký; hoặc được hưởng quyền ưu tiên. Đều có quyền khiếu nại để nhãn hiệu bị từ chối. Tránh hành vi xâm phạm nhãn hiệu.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Khi nào thì nhãn hiệu không được bảo hộ? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
– Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
– Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp. Mỗi lần 10 năm đối với toàn bộ; hoặc một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ
– Trường hợp chủ đơn có thay đổi tên, địa chỉ.
– Trường hợp chủ đơn thu hẹp phạm vi sản phẩm; dịch vụ của đơn đăng ký nhãn hiệu đã đăng ký.
– Trường hợp chủ đơn thu hẹp nhãn hiệu đã đăng ký.
– Trường hợp chủ đơn bổ sung đại diện sở hữu trí tuệ.
– Trường hợp chủ đơn hủy đại diện sở hữu trí tuệ.
Tra cứu nhãn hiệu có thể nói là bước quan trọng nhất để bắt đầu thực hiện quá trình đăng ký bảo hộ. Tuy nhiên không bắt buộc phải thực hiện. Việc tra cứu nhãn hiệu trước giúp chủ doanh nghiệp tránh được những rủi ro phát sinh trong tương lai. Luật sư X cũng cung cấp dịch vụ tra cứu nhãn hiệu. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.