Không góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký bị xử lý như thế nào theo quy định?

bởi HoangVinh
Hành vi không góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký bị xử lý như thế nào?

Việc thành lập doanh nghiệp phải thực hiện và trải qua rất nhiều thủ tục nghiêm ngặt. Một trong những vấn đề đáng và cần quan tâm là về phần góp vốn. Mới đây, theo thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; vào ngày 20/5/2021, tại TP.HCM có hai doanh nghiệp đăng ký thành lập mới; với tổng vốn điều lệ lên đến hơn 500.000 tỷ đồng. Vậy trong trường hợp không góp đủ vốn thì; Hành vi không góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 50/2016/NĐ-CP
Luật Doanh nghiệp 2020

Nội dung tư vấn

Quy định về góp vốn điều lệ

Vốn điều lệ là lượng vốn mà doanh nghiệp phải có và được phép sử dụng theo điều lệ. Doanh nghiệp phải đăng ký vốn điều lệ với cơ quan có thẩm quyền; và phải công bố cho công chúng. Đối với những doanh nghiệp có quy định về vốn pháp định; thì vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định.

Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam; ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, kim loại quý, giá trị quyền sử dụng đất; giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ; bí quyết kỹ thuật hoặc  tài sản khác được pháp luật cho phép.

Tài sản góp vốn bằng hiện vật hoặc quyền tài sản được định giá thành tiền. Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất; thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó; hoặc quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.

Hành vi không góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký bị xử lý như thế nào?

Căn cứ Khoản 3 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký như sau:

” Điều 28. Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký.

Như vậy, pháp luật quy định mức phạt cụ thể là từ 10 triệu đến 20 triệu đồng. Ngoài ra, tổ chức vi phạm còn bị buộc phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông bằng số vốn đã góp. (điểm c Khoản 5 Điều 28).

” Điều 28. Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp

c) Buộc đăng ký điều chỉnh vốn Điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông bằng số vốn đã góp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;

Thủ tục giảm vốn điều lệ khi không góp đủ vốn

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 30 và khoản 4 Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020 thì việc đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ được thực hiện như sau:

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi.
  • Phòng đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận ĐKDN mới trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.

Công ty đăng ký góp vốn 500.000 tỷ

Theo thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hai doanh nghiệp là CTCP Tập đoàn Đầu tư Công nghệ Tự động toàn cầu (Auto Investment Group) có trụ sở chính tại tầng 46, Tòa nhà Bitexco Financial Tower đăng ký vốn điều lệ 500.000 tỷ đồng và CTCP Tập đoàn Kinh doanh tự động Toàn cầu (GAB Group) có đăng ký 25.000 tỷ đồng, trụ sở tại Tầng 72, Toàn nhà Landmark 81.

Số vốn 500.000 tỷ đồng hiện còn cao hơn các tập đoàn hay các ngân hàng lớn ở Việt Nam như Vingroup, Vietcombank,… Do đó, việc một doanh nghiệp mới thành lập có thể góp số vốn lớn như vậy là việc khó xảy ra.

Trong trường hợp không thể góp đủ vốn đã đăng ký, theo như căn cứ ở trên, doanh nghiệp sẽ chịu mức xử phạt từ 10 triệu đến 20 triệu đồng. Ngoài ra, tổ chức vi phạm còn bị buộc phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông bằng số vốn đã góp. (điểm c Khoản 5 Điều 28).

Liên hệ Luật sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về; Hành vi không góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký bị xử lý như thế nào? ;  Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102  để được hỗ trợ, giải đáp.

Xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện để giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

Công ty giảm vốn điều lệ theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông,
Công ty giảm vốn điều lệ do công ty mua lại cổ phần đã phát hành theo yêu cầu của cổ đông hoặc theo quyết định của công ty (Điều 129, Điều 130 Luật doanh nghiệp 2014)
Công ty giảm vốn điều lệ do các cổ đông không thực hiện thanh toán đầy đủ và đúng hạn trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn góp vốn (Điều 112 Luật doanh nghiệp 2014)

Điều kiện thành lập trang thông tin điện tử

Là tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo pháp Luật Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ hoặc đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với dịch vụ và nội dung thông tin cung cấp;
Có nhân sự quản lý đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Đã đăng ký tên miền sử dụng để thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội;
Có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật, tổ chức, nhân sự phù hợp với quy mô hoạt động;
Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.

Vốn điều lệ là gì

Vốn điều lệ là vốn do những người tham gia doanh nghiệp đóng góp và được ghi vào điều lệ doanh nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm