Các trường hợp sử dụng vaccine tự nguyện và bắt buộc theo quy định

bởi VinhAn
Các trường hợp sử dụng vaccine tự nguyện và bắt buộc

Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn ra rất phức tạp trên nhiều tỉnh thành cả nước. Việc tiêm vaccine là một trong những biện pháp được Nhà nước áp dụng để sớm có thể kiểm soát được dịch bệnh. Tuy nhiên việc sử dụng vaccine được cho là tự nguyện hay bắt buộc vẫn còn là câu hỏi của rất nhiều người dân. Liên quan tới vấn đề này, chúng tôi có nhận được rất nhiều câu hỏi; cụ thể bạn Lê Đức T có thắc mắc như sau:

“Chào Luật sư X, tôi là Lê Đức T hiện đang làm việc và công tác tại Hà Nội. Tôi có câu hỏi sau: Đối với người dân, không biết việc sử dụng vaccine là một biện pháp phòng chống dịch tự nguyện hay bắt buộc? Mong Luật sư giải đáp, tôi cảm ơn Luật sư.”

Căn cứ pháp lý

Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007
Luật Dược 2016
Nghị định 117/2020/NĐ-CP
Thông tư 38/2017/TT-BYT
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Vaccine là gì?

Vaccine là một chế phẩm sinh học cung cấp khả năng miễn dịch thu được chủ động đối với một bệnh truyền nhiễm cụ thể. Vắc xin thường chứa tác nhân giống vi sinh vật gây bệnh; và thường được tạo ra từ các dạng vi sinh vật, độc tố; hoặc một trong các protein bề mặt của nó, mà đã bị làm suy yếu hoặc bị giết chết. Tác nhân này kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể; sau khi coi tác nhân là một mối đe dọa, sẽ tiêu diệt nó; và sẽ tiếp tục nhận ra và tiêu diệt bất kỳ vi sinh vật nào có liên quan đến tác nhân đó mà nó có thể gặp trong tương lai.

Ngoài ra, theo Điều 89 (Luật Dược) cũng quy định rằng:

“Thuốc phải thử lâm sàng, thuốc miễn thử lâm sàng; hoặc miễn một số giai đoạn thử lâm sàng khi đăng ký lưu hành thuốc” thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Như vậy, việc cấp phép lưu hành, sử dụng vaccine phải được Chính Phủ thông qua trước khi được cho phép lưu hành.

Nguyên tắc sử dụng vaccine theo quy định pháp luật

Theo điều 27 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, quy định về nguyên tắc sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế như sau:

– Vaccine, sinh phẩm y tế được sử dụng phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Luật Dược.

– Vaccine, sinh phẩm y tế được sử dụng theo hình thức tự nguyện hoặc bắt buộc.

– Vaccine, sinh phẩm y tế phải được sử dụng đúng mục đích, đối tượng, thời gian, chủng loại và quy trình kỹ thuật sử dụng.

– Vaccine, sinh phẩm y tế phải được sử dụng tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện.

Sử dụng vaccine là bắt buộc trong những trường hợp nào?

Căn cứ khoản 1, khoản 2 và khoản 3 điều 29 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007; việc sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế là bắt buộc trong các trường hợp sau:

– Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch; và đến vùng có dịch bắt buộc phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vaccine, sinh phẩm y tế phòng bệnh.

– Trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng.

– Cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em; và mọi người dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ sở y tế có thẩm quyền trong việc sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc.

Ngoài ra, căn cứ 4 điều 29 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, miễn phí sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc trong trường hợp: người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch; người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đến vùng có dịch; trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Sử dụng vaccine là tự nguyện trong những trường hợp nào?

Ngoài các trường hợp bắt buộc nêu trên, việc sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế là tự nguyện.

Điều 28 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, quy định về sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế tự nguyện như sau:

– Mọi người có quyền sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế để bảo vệ sức khoẻ cho mình và cho cộng đồng.

– Nhà nước hỗ trợ và khuyến khích công dân tự nguyện sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế.

– Thầy thuốc, nhân viên y tế trực tiếp tham gia chăm sóc, điều trị cho người mắc bệnh truyền nhiễm, người làm việc trong phòng xét nghiệm tiếp xúc với tác nhân gây bệnh truyền nhiễm được sử dụng miễn phí vaccine, sinh phẩm y tế.

Việc sử dụng vaccine chống Covid 19 là bắt buộc hay tự nguyện?

Trong danh mục các bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc tại Thông tư 38/2017/TT-BYT thì hiện chưa được bổ sung vắc xin Covid-19. Nên hiện tại, chưa có cơ sở xử phạt; cũng như thực tế các cơ quan chức năng vẫn đang thực hiện khuyến khích người dân đi tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe.

Như vậy, đối với vắc-xin Covid-19, chỉ khi nào cơ quan có thẩm quyền ra các quy định yêu cầu bắt buộc người đủ điều kiện tiêm chủng (sức khỏe, tuổi…); mà người đó từ chối, không chịu tiêm chủng thì mới bị xử phạt theo quy định.

Từ chối sử dụng vaccine trong trường hợp bắt buộc thì bị xử lý ra sao?

Như quy định pháp luật hiện nay, các trường hợp người dân từ chối tiêm vaccine theo yêu cầu bắt buộc của cơ quan y tế có thẩm quyền; ngoại trừ những lí do chính đáng (như phụ nữ mang thai; hoặc đang cho con bú, người có sức khỏe không đảm bảo để được tiêm vaccine…).

Nếu không thuộc các trường hợp có lí do chính đàng trên, hành vi từ chối tiêm vaccine bắt buộc sẽ bị xử lý như sau:

Xử phạt hành chính

Theo điểm a, khoản 2, điều 9, Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định:

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không sử dụng; hoặc cản trở việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh trong trường hợp có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch; hoặc đến vùng có dịch theo yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Trường hợp không chịu tiêm vaccine COVID-19 dẫn đến bị nhiễm bệnh rồi lây nhiễm cho người khác:

Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người; được quy định tại điều 240, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017; với mức án nhẹ nhất là: phạt tiền từ 50-200 triệu đồng hoặc bị phạt tù 1-5 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Đăng tin giả liên quan tới dịch bệnh covid-19 sẽ bị xử lý như thế nào ?
Điều kiện nhận hỗ trợ với người nghỉ việc không lương do dịch Covid?
Lây lan covid 19 cho người khác bị xử phạt như thế nào?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Các trường hợp sử dụng vaccine tự nguyện và bắt buộc. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Vi phạm khai báo y tế những chưa làm lây lan dịch bệnh cho người khác có bị phạt không?

Trường hợp bạn vi phạm nhưng chưa làm lây lan dịch bệnh cho người khác, bạn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng về hành vi “che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế bị phạt bao nhiêu tiền?

Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với trường hợp phải thực hiện việc cách ly y tế theo quy định, trừ trường hợp không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Lây lan covid 19 cho người khác bị xử phạt như thế nào ?

Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng:
a) Không thực hiện xét nghiệm theo quy định
b) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ về giám sát bệnh truyền nhiễm.
c) Che giấu, không khai báo; hoặc khai báo không kịp thời 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm