Mã số mã vạch là một trong những đặc điểm giúp mọi người có thể nhận biết được hàng hóa có nguồn gốc từ đâu. Đồng thời, khi thực hiện thao tác quét mã, người dùng còn có thể kiểm tra được thông tin về sản phẩm mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Vậy mã vạch 471 của nước nào? Quy định mới nhất hiện nay như thế nào? Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mã vạch 471 của nước nào?
Nhiều doanh nghiệp mới thành lập vẫn cho rằng việc có mã vạch hay không không quan trọng, nhưng có lẽ họ đã lầm bởi những người đã và đang ứng dụng mã số mã vạch đều thu về những kết quả tích cực trong quản lý kinh doanh.
Thực tế cho thấy, trên thị trường có vô số các dòng sản phẩm, đa dạng về số lượng, phong phú về kiểu dáng. Một doanh nghiệp có thể sở hữu hàng trăm, hàng ngàn sản phẩm khác nhau. Nếu không đăng ký mã số số mã vạch cho sản phẩm thì việc quản lý sẽ trở nên phức tạp thế nào?
Mặt khác, thói quen kiểm tra xuất xứ nguồn gốc sản phẩm khi mua sắm của người tiêu dùng cũng dần trở thành thói quen, vì vậy doanh nghiệp cần đáp ứng và làm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu thông tin của khách hàng cũng như tạo dựng một dấu ấn riêng thể hiện thương hiệu của doanh nghiệp.
Ưu điểm khi sử dụng mã vạch
- Mã số mã vạch giúp thu thập và cung cấp thông tin nhanh, giúp cho các nhà kinh doanh và quản lý có thể có những quyết định đúng đắn và kịp thời trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý.
- Mã số mã vạch cho phép nhận dạng chính xác vật phẩm và dịch vụ, thay thế khâu “nhập” và “truy cập” dữ liệu bằng tay mà không gây nhầm lẫn.
- Nhận dạng tự động thay thế ghi chép bằng tay nên giúp: giảm nhân công, tiết kiệm thời gian, dẫn đến tăng hiệu suất công việc
- Đáp ứng khách hàng về mặt thời gian, số lượng hàng, chủng loại, về chất lượng hàng và dịch vụ, tính tiền nhanh và chính xác, hướng dẫn lựa chọn hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu.
- Mã số mã vạch được chấp nhận ở mọi điểm trong “chuỗi cung ứng” quốc tế và trong mỗi quốc gia thành viên. Trong giao dịch mua bán, kiểm soát được tên hàng, mẫu mã, quy cách, giá cả xuất, nhập kho hàng không bị nhầm lẫn và nhanh chóng, thuận tiện.
Mã vạch 471 là của nước nào?
Dựa vào cấu tạo của mã vạch ta có thể nhận biết được nhanh chóng sản phẩm thuộc quốc gia nào. Theo đó, đối chiếu 3 số đầu của mã vạch- tra trong bảng mã vạch. Nếu 3 chữ số đầu là 893 thì là mặt hàng được sản xuất ở Việt Nam, nếu là 690, 691, 692, 693 đây là mặt hàng của Trung Quốc, mã 880 là của Hàn Quốc, 885 là của Thái Lan và 471 là hàng của Đài Loan.
Đã có nhiều cửa hàng tại Việt Nam chuyên bán hàng Đài Loan cho những tín đồ ưa hàng Đài. Mọi dòng mặt hàng Đài Loan đều được bày bán nơi đây từ thực phẩm, mỹ phẩm đến đồ gia dụng và điện tử công nghệ cao. Trong một vài năm trở lại đây, các sản phẩm Đài Loan đã quá thân thuộc với dân Việt, chính vì vậy, nhận diện xuất xứ đúng chuẩn Đài Loan là việc vô cùng cần thiết, cũng như giúp mọi người dễ dàng lựa chọn đúng sản phẩm nội địa không bị nhầm lẫn.
Có thể bạn quan tâm
- Mã vạch 890 của nước nào trên thế giới hiện nay?
- Mã vạch hàng hóa của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới
- Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Mã vạch 471 của nước nào? Quy định mới nhất“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, tra cứu thông tin quy hoạch, đơn xin giải thể công ty … của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
– Tạo tài khoản: Đâu tiên, bạn sẽ phải tiến hành khởi tạo tài khoản quản trị trên hệ thống quản lý của Viện tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam. Khi đã có tài khoản, bạn tiến hành nộp hồ sơ online theo hướng dẫn trên tài khoản đó. Phòng Mã số mã vạch (GS1) – Viện tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam sẽ tiến hành thẩm định, đánh giá hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, đơn vị của bạn sẽ được cấp mã số mã vạch để sử dụng (có giá trị sử dụng luôn).
– Thời gian: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ
– Cấp giấy chứng nhận: Sau khi nộp hồ sơ, trong vòng 30 ngày bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch bản cứng. Lưu ý là giấy này chỉ mang tính hình thức, có giá trị lưu trữ mà thôi.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Phòng Mã số mã vạch (GS1) – Viện tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam.