Các trường hợp được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội

bởi Luật Sư X

Sổ bảo hiểm xã hội (sổ BHXH) là Sổ dùng để ghi chép quá trình làm việc, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội làm căn cứ để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Vì vậy, nếu để mất sổ bảo hiểm xã hội thì sẽ không có căn cứ để chi trả bảo hiểm xã hội, thiệt thòi cho người đóng bảo hiểm. Vậy nếu bạn bị mất sổ bảo hiểm xã hội thì bạn xử lý như thế nào? Liệu bạn có được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội không, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Các trường hợp được cấp lại sổ BHXH

Người lao động được quyền xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của mình khi:

– Cấp lại sổ do mất, hỏng, thay đổi số sổ, gộp sổ bảo hiểm xã hội;

– Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch

– Người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.

Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt thì sẽ được cấp lại sổ khi có yêu cầu theo Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH:

– Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới.

– Người lao động có thời gian công tác trước năm 1995 được tính là thời gian công tác liên tục (chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, BHXH một lần) chưa được cấp sổ BHXH, khi cấp sổ BHXH nộp hồ sơ quy định tại Mục 1, 2 Phụ lục 01 kèm theo Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

Thủ tục xin cấp lại sổ BHXH

Về thủ tục, để xin cấp lại sổ BHXH cần thực hiện những bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi đang đóng BHXH (đối với trường hợp đang đóng BHXH tự nguyện) hoặc cơ quan BHXH nơi đóng BHXH cuối cùng trước khi dừng tham gia.

Bước 2: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ, xác minh thông tin.

Bước 3: Cấp lại sổ BHXH

Cấp lại sổ BHXH do thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng hoặc gộp sổ: không quá 10 ngày làm việc, trường hợp phức tạp cần phải xác minh thì không quá 45 ngày làm việc nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.

Tuy nhiên, với từng trường hợp yêu cầu xin cấp lại cần có những giấy tờ, tài liệu khác nhau, cụ thể như sau:

* Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, thay đổi số sổ, gộp sổ BHXH

Thành phần hồ sơ (01 bộ)

a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

b) Sổ BHXH đã cấp.

c) Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;

d) Chứng minh nhân dân

* Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch

Thành phần hồ sơ: (01 bộ)

a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

b) Sổ BHXH;

c) Hồ sơ kèm theo (Mục 3, 4 Phụ lục 1 quyết định 595/QĐ-BHXH)

Hy vọng bài viết có ích cho bạn !

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ giải quyết hành chính Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của LSX về nội dung “Không có hộ khẩu có được cấp chứng minh thư không?“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833102102

.

Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm