“Trước đây hình ảnh người công chức, viên chức uống rượu, bia vào những giờ làm việc và buổi trưa các ngày làm việc đã tồn tại trong một thời gian dài. gây ảnh hưởng rất xấu đến hình ảnh của cơ quan, nhà nước, làm giảm đi tác phong trang nghiêm, đứng đắn của công chức, viên chức. Vậy công chức có được uống rượu trong giờ làm việc không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!”
Căn cứ pháp lý
- Luật cán bộ công chức năm 2008
- Luật Viên chức 2010
- Công văn 608/VTLTNN-TCCB
- Luật phòng chống tác hại của rượu bia 2019
Nội dung tư vấn
1. Công chức là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Luật cán bộ công chức năm 2008 quy định về cán bộ, công chức như sau:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
2. Phân biệt công chức, viên chức, cán bộ
Tiêu chí | Cán bộ | Công chức | Viên chức |
Nơi công tác | Trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, huyện | – Trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện
– Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội (không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng); – Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp) – Trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập |
Trong các đơn vị sự nghiệp công lập |
Nguồn gốc | Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, trong biên chế | Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế | Được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc theo chế độ hợp đồng |
Tập sự | Không phải tập sự | – 12 tháng với công chức loại C
– 06 tháng với công chức loại D |
Từ 3 – 12 tháng và được quy định trong hợp đồng làm việc. |
Hợp đồng làm việc | Không làm việc theo chế độ hợp đồng | Không làm việc theo chế độ hợp đồng | Làm việc theo chế độ hợp đồng |
Tiền lương | Hưởng lương từ ngân sách nhà nước | Hưởng lương từ ngân sách nhà nước(Riêng công chức lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập) | Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập |
Bảo hiểm xã hội | Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp | Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp | Phải đóng bảo hiểm thất nghiệp |
Hình thức kỷ luật | – Khiển trách
– Cảnh cáo – Cách chức – Bãi nhiệm |
– Khiển trách
– Cảnh cáo – Hạ bậc lương – Giáng chức – Cách chức – Buộc thôi việc |
– Khiển trách
– Cảnh cáo – Cách chức – Buộc thôi việc (Còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp) |
Ví dụ về từng đối tượng | – Thủ tướng
– Chánh án TAND tối cao – Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Chủ tịch Hội đồng nhân dân… |
– Chánh án, Phó Chánh án TAND cấp tỉnh, huyện
– Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, huyện – Thẩm phán – Thư ký tòa án – Kiểm sát viên… |
– Bác sĩ
– Giáo viên – Giảng viên đại học |
Căn cứ | Luật Cán bộ, Công chức 2008 | – Luật Cán bộ, công chức 2008
– Nghị định 06/2010/NĐ-CP |
Luật Viên chức 2010 |
3. Công chức có được uống rượu bia trong giờ làm việc
Với 7 Chương, 36 Điều, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia sốc 44/2019/QH14 quy định 13 hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia, trong đó có một số hành vi đáng chú ý như nghiêm cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia; nghiêm cấm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sỹ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ ngơi giữa giờ làm việc, học tập; nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông bao gồm cả xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Quy định tại khoản 5 điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng chống tác hại của rượu bia.
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
……
5. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
…..
Trước đây hành vi uống rượu bia trong giờ làm việc của công chức cũng đã được coi là hành vi vi phạm, trái với đạo đức xã hội nhưng chỉ được điều chỉnh ở một số chỉ thị cụ thể như chỉ thị 25, chỉ thị 17 hoặc được điều chỉ ở một số công văn như công văn 608/VTLTNN-TCCB mà chưa được cụ thể hóa trong pháp luật. Nhưng với nhu cầu của xã hội, sự cần thiết phải có một điều luật điều chỉnh quan hệ này thì từ 2020 thì hành vi công chức uống rượu bia ngay trong giờ làm việc được coi là hành vi trái với quy định của pháp luật và sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Công chức uống rượu bia trong giờ làm việc sẽ bị xử lý như thế nào
Hiệu tại chưa có một thông tư nghị định nào quy định việc xử lý vi phạm công chức uống rượu bia trong giờ làm việc, việc xử lý hầu như là từng địa phương quy định trong công văn của mình. Nhưng từ năm 2020 trở đi thì hành vi này sẽ được xử lý theo điều 28 Luật phòng chống tác hại của rượu bia 2019:
Điều 28. Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, người có thẩm quyền được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
3. Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Vậy vẩn chưa có một điều nào quy định cụ thể việc xử lý vi phạm, vẩn chỉ có những điều luật chung chung về xử lý hành vi này.
Hy vọng bài viết hữu ích cho quý độc giả!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102