Trong những năm gần đây, liên tiếp những thương vụ chuyển nhượng bản quyền giống cây trồng với giá “khủng” diễn ra đã; cho thấy hoạt động mua bán “chất xám” trong ngành nông nghiệp đã thực sự sôi động. Đối với các tài sản hữu hình; các bên chỉ cần phải thực hiện việc giao kết hợp đồng là có thể thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản; đối với các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì phải thực hiện thêm thủ tục đăng ký quyền sở hữu. Vậy câu hỏi đặt ra đối với tài sản trí tuệ – giống cây trồng; có được chuyển nhượng đơn thuần như các dạng tài sản hữu hình hay không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về thủ tục chuyển nhượng giống cây trồng ngay trong nội dung bài viết dưới đây!
Căn cứ pháp lý
Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019
Nội dung tư vấn
Chuyển nhượng giống cây trồng là gì?
Trước tiên, giống cây trồng được hiểu là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất; đồng nhất về hình thái; ổn định qua các chu kỳ nhân giống. Có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen; hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định; phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.
Giống cây trồng là một trong những tài sản trí tuệ đối tượng được bảo theo quy định của pháp luật; bên cạnh đăng ký bản quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp.Theo từ điển tiếng Việt chuyển nhượng là một hành động nhượng lại cho người khác cái thuộc quyền sở hữu của mình; hoặc quyền lợi mình đang được hưởng nhằm mục đích khác nhau.
Chuyển nhượng giống cây trồng hiểu đơn giản là việc chủ thể có quyền với giống cây trồng chuyển quyền sở hữu của mình sang cho chủ thể khác.
Đặc điểm của chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng
Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ giống cây trồng chuyển giao toàn bộ quyền đối với giống cây trồng đó cho bên nhận chuyển nhượng. Bên nhận chuyển nhượng trở thành chủ bằng bảo hộ giống cây trồng; kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước; về quyền đối với giống cây trồng theo thủ tục do pháp luật quy định.
Trong đó: chủ văn bằng bảo hộ là tổ chức; cá nhân được cấp bằng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
Từ định nghĩa nêu trên có thể rút ra được một số đặc điểm của hoạt động chuyển giao quyền sở dụng giống cây trồng như sau:
- Về chủ thể: gồm bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. Bên chuyển nhượng là chủ sở hữu hợp pháp đối với giống cây trồng; bên nhận chuyển nhượng là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Về hình thức: việc chuyển nhượng được thực hiện thông qua hợp đồng chuyển nhượng; có đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Hậu quả pháp lý: bên chuyển nhượng không còn là chủ văn bằng bảo hộ giống cây trồng; chấm dứt quyền và nghĩa vụ của chủ văn bằng bảo hộ. Bên nhận chuyển nhượng sẽ trở thành chủ văn bằng bảo hộ giống cây trồng và có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với tài sản trí tuệ là giống cây trồng sau khi đã hoàn tất đầy đủ các thủ tục theo quy định pháp luật.
Thủ tục chuyển nhượng giống cây trồng
Để thực hiện thủ tục chuyển nhượng giống cây trồng thì; pháp luật quy định các chủ thể phải thực hiện hai thủ tục lần lượt; đó là hoàn tất hợp đồng giữa các bên. Và sau đó thực hiện thủ tục đăng ký chuyển nhượng với cơ quan có thẩm quyền, cụ thể:
Hoàn tất hợp đồng chuyển nhượng giống cây trồng
Hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ bao gồm các nội dung sau:
- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng: Các bên phải ghi đầy đủ, chính xác thông tin của các bên.
- Căn cứ chuyển nhượng: cơ sở của việc chuyển nhượng cũng như là căn cứ pháp lý và nhu cầu, khả năng thực tế của hai bên trong hợp đồng.
- Nội dung chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng: ghi rõ nội dung chuyển nhượng cụ thể, chi tiết.
- Giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán: giá trị hợp đồng là bao nhiêu; phương thức thanh toán là thanh toán bằng tiền mặt; hay chuyển khoản và được thanh toán thành một lần hay chia thành nhiều đợt với thời hạn cụ thể.
- Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng: thỏa thuận rõ mỗi bên có những quyền và nghĩa vụ gì; để đảm bảo mỗi bên hiểu rõ và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình; làm cơ sở giải quyết tranh chấp sau này (nếu có).
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng: quy định rõ khi nào được coi là vi phạm hợp đồng; một hoặc cả hai bên vi phạm hợp đồng thì bị xử lý như thế nào,…
Việc quy định rõ những nội dung trong hợp đồng chuyển nhượng là căn cứ để cho thấy hai bên thỏa thuận chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng; là một trong những tài liệu cần có để thực hiện thủ tục đăng ký chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ.
Hồ sơ đăng ký chuyển nhượng
Hồ sơ đăng ký bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau đây:
- Tờ khai đăng ký theo mẫu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành;
- Một (01) bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp có mang theo bản gốc để đối chiếu) làm bằng tiếng Việt hoặc phải dịch ra tiếng Việt, từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc dấu giáp lai;
- Bằng bảo hộ giống cây trồng (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp có mang theo bản gốc để đối chiếu);
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu đối với trường hợp giống cây trồng thuộc sở hữu chung (Bản chính);
- Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cơ quan bảo hộ giống cây trồng;
- Trường hợp giống cây trồng được tạo ra bằng ngân sách nhà nước thì phải bổ sung các tài liệu chứng minh việc chuyển nhượng thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trình tự tiến hành chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng
Khi chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng các bên phải tuân thủ theo trình tự sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
Sau khi hoàn tất hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng; bên chuyển nhượng chuẩn bị một (01) bộ hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới – Cục Trồng trọt. Và phải nộp lệ phí theo quy định.
Lưu ý: Có một số nội dung thay đổi so với quy định trước đấy
- Số lượng bản hợp đồng phải có trong hồ sơ đăng ký theo quy định hiện hành giảm xuống chỉ còn 1 bản so với 2 bản như trước đây.
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu đối với trường hợp giống cây trồng thuộc sở hữu chung phải là bản chính. Còn trước đây không quy định bản chính hay bản sao.
Như vậy sự thay đổi mới này; đã tạo cơ sở rõ ràng để bên chuẩn bị hồ sơ có thể nắm bắt nhanh chóng, thuận lợi trong khâu chuẩn bị hồ sơ; tránh tốn thời gian trong việc đăng ký.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Cách thức nộp hồ sơ như sau:
- Trực tiếp;
- Qua đường bưu điện;
- Qua mạng công nghệ thông tin;
Bước 3: Xem xét, giải quyết hồ sơ
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định; trong thời hạn năm (05) ngày làm việc; kể từ ngày nhận hồ sơ; Cơ quan bảo hộ giống cây trồng thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc; kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định; Cơ quan bảo hộ giống cây trồng thẩm định hồ sơ và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng; cấp Bằng bảo hộ cho chủ sở hữu mới.
Bước 4: Kết quả
- Có giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng
- Văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu giống cây trồng mới (bên nhận chuyển nhượng trong hợp đồng).
Như vậy thời gian giải quyết là: trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký theo quy định pháp luật.
Lợi ích của các bên trong hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng
Đối với bên chuyển nhượng
- Có thể thu được khoản lợi ích về mặt vật chất thông qua phí chuyển nhượng.
- Đồng thời giống cây trồng không bị mất đi mà vẫn hiện diện và phát triển trên thị trường.
- Phát triển kinh doanh theo hướng mới.
Đối với bên nhận chuyển nhượng có các lợi ích
- Tiết kiệm được thời gian chi phí cũng như công sức trong việc nghiên cứu giống cây trồng trên thị trường; tiếp cận thị trường một cách nhanh chóng tránh được những rủi ro cũng như tận dụng được cơ hội kinh doanh.
- Có thể hợp pháp hóa việc sử dụng của mình; tránh được những tranh chấp không đáng có phát sinh và không bị coi là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể khác.
- Còn có thêm rất nhiều cơ hội khác trong việc tiếp cận khoa học công nghệ; kỹ thuật tiên tiến hiện đại. Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh.
Như vậy quyền đối với giống cây trồng là một trong những tài sản trí tuệ được pháp luật bảo hộ. Một chủ sở hữu muốn chuyển nhượng cho chủ thể khác thì; phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định pháp luật.
Vì vậy chủ thể chuyển nhượng cần lưu ý để không vi phạm quy định về thủ tục chuyển nhượng cũng như tránh những rủi ro không đáng có. Đồng thời việc chuyển nhượng đều đem lại những lợi ích nhất định cho cả bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.
Hy vọng thông tin bài viết hữu ích với Quý độc giả!
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Hi vọng bài viết này của Luật sư X hữu ích đối với quý bạn đọc. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X; hoặc sử dụng dịch vụ cấp nhanh văn bằng bảo hộ nhãn hiệu; hãy liên hệ: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật hiện hành về quyền tác giả; thì tin tức thời sự không phải là đối tượng được Nhà nước bảo hộ quyền tác giả.
Đăng ký bảo hộ giống cây trồng là thủ tục mà cá nhân, tổ chức cần thực hiện để hợp pháp hóa quyền sở hữu giống cây trồng. Và có thể công khai về quyền sở hữu giống cây trồng đó trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Các bạn có thể đăng ký bản quyền tác giả ở các địa điểm sau đây:
– Trụ sở tại Hà Nội: số 33, ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.
– Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: số 01, đường An Nhơn 7, phường An Hải Bắc, Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
– Văn phòng đại diện tại TPHCM: 170 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.