Các tình tiết tăng nặng/giảm nhẹ trách nhiệm hành chính

bởi Luật Sư X
trách nhiệm hành chính
Cũng như trong pháp luật hình sự, việc đặt ra những tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm do hành vi vi phạm pháp được đặt ra như là một chính sách khoan hồng của Nhà nước. Vậy nếu vi phạm hành chính, nhưng hành động nào được xem xét là tình tiết tăng nặng/giảm nhẹ trách nhiệm hành chính? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X. 

Căn cứ:

  • Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
  • Thông tư 166/2013/TT-BTC

Nội dung tư vấn:

1. Các tình tiết giảm nhẹ khi vi phạm hành chính Tình tiết giảm nhẹ hành chính là những tình tiết làm căn cứ đưa ra quyết định xử phạt thấp hơn mức trung bình khung hình phạt. Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì có  07 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hành chính như sau: 

  •  Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại: Việc tự khắc phục hậu quả của hành vi mình gây ra đã thể hiện được người vi phạm có thái độ ăn năn và có ý thức làm giảm hậu quả do hành vi mình gây ra. 
  •  Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính: Đây là một trong những yếu tố khiến cho việc giải quyết, điều tra và phát hiện vi phạm nhằm khắc phục hậu quả kịp thời. Bởi vậy, việc thành khẩn khai báo này là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hành chính. 
  •  Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết: có thể nói, đây là việc người vi phạm hành chính thực hiện hành vi vi phạm không do lỗi cố ý. 
  • Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần: cũng như tình tiết trên, hành vi vi phạm này xuất phát từ sự ép buộc của người mình phụ thuộc. Bởi vậy, pháp luật cũng có sự khoan hồng đối với vi phạm xuất phát từ nguyên nhân này. 
  •  Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình: Tính nhân đạo đối với những người có hoàn cảnh, đặc điểm đặc biệt cần được bảo vệ như phụ nữ mang thai, già yếu,…cũng là một yếu tố giảm trách nhiệm hành chính. 
  •  Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra: 
  •  Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu.
Cụ thể hóa từ Điều 9 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Điều 9. Tình tiết giảm nhẹ

Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:

1. Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;

2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;

3. Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

4. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;

5. Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

6. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;

7. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;

8. Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.

Theo nó, nếu thuộc các trường hợp trên, việc vi phạm hành chính sẽ được giảm nhẹ. Thể hiện qua việc mức xử phạt có thể thấp hơn nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu khung hình phạt.

2. Các tình tiết tăng nặng khi vi phạm hành chính

Nếu như tình tiết giảm nhẹ giúp giảm mức xử phạt thì tình tiết tăng nặng sẽ khiến cho người bị xử phạt có thể bị xử phạt cao hơn mức trung bình khung hình phạt, thậm chí là chịu mức phạt tối đa. Các tình tiết tăng nặng căn cứ vào Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 những tình tiết tăng nặng gồm:

  • Vi phạm hành chính có tổ chức: Việc vi phạm hành chính ở đây được thực hiện bằng việc tổ chức một hoặc nhiều nhóm người để thực hiện hành vi vi phạm có chủ đích.
  • Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm: Việc tái phạm cho thấy việc xử phạt những lần trước chưa đủ tính răn đe. Việc tăng nặng mức phạt khiến người vi phạm phải có thái độ thay đổi và tuân thủ pháp luật hơn. 
  •  Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Việc vi phạm này xuất phát từ động cơ xấu, ép buộc người nhỏ phạm tội _ lứa tuổi cần được học điều hay, việc tốt.
  • Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính;
  • Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính: tình tiết này chỉ đặt ra đối với những người có chức vụ và quyền hạn vi phạm. 
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính;
  • Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính: Đây là hành vi thể hiện mức độ nguy hiểm của chủ thể tiếp tục có hành vi phạm hành chính khi trước đó đã và đang chịu trách nhiệm hình sự. 
  • Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
  • Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính;
  •  Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn;
  •  Vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai.
Cụ thể hóa từ Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Điều 10. Tình tiết tăng nặng

1. Những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng:

a) Vi phạm hành chính có tổ chức;

b) Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;

c) Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính;

d) Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính;

đ) Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính;

g) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính;

h) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính;

i) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;

k) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính;

l) Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn;

m) Vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai.

2. Tình tiết quy định tại khoản 1 Điều này đã được quy định là hành vi vi phạm hành chính thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

3. Nguyên tắc xử phạt.  Xét theo nguyên tắc phạt chung và không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ nào khác thì mức phạt cụ thể được tính từ tổng mức phạt tối thiểu và tối đa rồi chia cho 2. Hay nói cách khác, mức phạt sẽ bằng trung bình khung hình phạt. Căn cứ Theo khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính

Điều 23. Phạt tiền

….

4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

Còn với trường hợp, hành vi vi phạm có tình tiết tăng nặng giảm nhẹ, người có thẩm quyền xử phạt có thể thay đổi mức phạt tăng/giảm so với mức trung bình khung nhưng không được vượt quá mức phạt tối đa và tối thiểu của khung hình phạt.  Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Các tình tiết tăng nặng/giảm nhẹ trách nhiệm hành chính. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm