Những ảnh hưởng Covid-19 đến nền kinh tế thực sự rất nghiêm trọng. Rất nhiều doanh nghiệp trên thị trường đã phải giải thể vì không trụ nổi qua đại dịch. Bên cạnh đó thì chấm dứt hoạt động của chi nhánh cũng là một sự lựa chọn. Vậy chấm dứt hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp thực hiện như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết của Luật sư X về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Chi nhánh là gì?
Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, chi nhánh là đơn vị trực thuộc doanh nghiệp. Nó được thành lập nhằm mục đích mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chi nhánh không có tư cách pháp nhân. Về địa điểm được phép đặt chi nhánh, doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính và có thể thành lập chi nhánh ở trong nước và cả nước ngoài.
Các trường hợp chấm dứt hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp
Theo Điều 213 Luật Doanh nghiệp 2020, hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
- Theo quyết định của chính doanh nghiệp đó;
- Theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong đó, chi nhánh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khi thuộc các trường hợp tại Điều 77 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cụ thể:
- Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hoạt động là giả mạo;
- Chi nhánh ngừng hoạt động 01 năm mà không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế;
- Theo quyết định của Tòa án hoặc đề nghị của cơ quan có thẩm quyền.
Trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp
Trình tự, thủ tục cụ thể được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP, bao gồm các bước sau.
Chuẩn bị hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh;
- Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
- Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh;
- Con dấu của chi nhánh (nếu có);
- Giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành nghĩa vụ thuế.
Lưu ý: Kèm theo thông báo về việc chấm dứt hoạt động phải có các quyết định sau:
- Quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân;
- Quyết định của chủ sở hữu hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
- Quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
- Quyết định của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần;
- Quyết định của các thành viên của công ty hợp danh.
Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Trước khi thông báo chấm dứt hoạt động cần đăng ký với Cơ quan thuế để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động cần gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh.
Doanh nghiệp nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký chấm dứt hoạt động chi nhánh theo quy định tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ qua mạng điện tử. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
Cơ quan có thẩm quyền xử lý và trả kết quả
Thời hạn giải quyết của cơ quan có thẩm quyền: 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển tình trạng pháp lý của chi nhánh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng chấm dứt hoạt động, đồng thời ra Thông báo về việc chấm dứt hoạt động.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh
- Thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo Luật Đầu tư 2020
- Chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam
- Thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh được tiến hành thế nào?
Liên hệ Luật sư
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Chấm dứt hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp thực hiện như thế nào?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Luật Doanh nghiệp 2020 quy định chi nhánh là đơn vị trực thuộc doanh nghiệp. Nó được thành lập nhằm mục đích mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chi nhánh không có tư cách pháp nhân. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
– Thông báo về việc chấm dứt hoạt động;
– Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
– Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh;
– Con dấu của chi nhánh (nếu có);
– Giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành nghĩa vụ thuế.
Phòng đăng ký kinh doanh – thuộc Sở kế hoạch và đầu tư.