Chế độ chính sách góp phần chăm sóc cán bộ quân đội nghỉ hưu

bởi DuongAnhTho
Chế độ chính sách góp phần chăm sóc cán bộ quân đội nghỉ hưu.

Việc thực hiện tốt chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ trong Quân đội là truyền thống tốt đẹp đang được tiếp nối, triển khai liền mạch từ nhiều thế hệ cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong mỗi cơ quan, đơn vị. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề: “Chế độ chính sách góp phần chăm sóc cán bộ quân đội nghỉ hưu.”

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 158/2011/TT-BQP

Chế độ chính sách an điều dưỡng

Việc áp dụng chế độ chính sách an điều dưỡng là một trong những nội dung trọng tâm.  Khoản 1 Điều 4 Thông tư 158/2011/TT-BQP quy định cụ thể như sau:

a) Cán bộ quân đội nghỉ hưu cấp Thiếu tướng trở lên được cấp phiếu mời gia đình đi an điều dưỡng mỗi năm một lần. Các đối tượng còn lại quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này được cấp phiếu mời gia đình đi an điều dưỡng hai năm một lần tại Đoàn an điều dưỡng quân đội.

b) Hằng năm, Bộ Quốc phòng cấp 7.050 phiếu mời (30% phiếu mời cá nhân, 20% phiếu mời gia đình) để mời đối tượng 2 trở xuống đi an điều dưỡng tại các Đoàn an điều dưỡng quân đội. Thứ tự ưu tiên người có nhiều cống hiến, người có công với cách mạng, cán bộ ba thời kỳ, người có cấp bậc, chức vụ từ cao đến thấp.

Chế độ chính sách an điều dưỡng đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu. Là 1 trong 6 chế độ thể hiện sự quan tâm, chăm lo, ưu đãi của quân đội đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu. 

Tiêu chuẩn an điều dưỡng

Đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu thuộc đối tượng 1. Được cấp tiền bồi dưỡng mỗi năm một lần bằng mức 1 như cán bộ đang công tác. Khi đi an điều dưỡng, cán bộ nộp tiền ăn cho Đoàn an điều dưỡng theo quy định.

Cán bộ quân đội nghỉ hưu thuộc đối tượng 2 trở xuống năm 2011 là 840.000 đồng/người.

Đối tượng có phiếu mời gia đình; cá nhân có phiếu mời đi lẻ khi đi an điều dưỡng. Nếu tự túc phương tiện hoặc tàu xe thì được thanh toán tiền cả lượt đi và lượt về. Giá vé tàu xe thanh toán theo mức tại thời điểm thanh toán, tổng quãng đường không quá 1.200km.

Đối tượng có phiếu mời cá nhân đi nghỉ tập trung. Tiền tàu xe được cấp theo số phiếu mời hàng năm cho Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố.

Chế độ chính sách khám chữa bệnh

Chế độ khám chữa bệnh đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu. Được quy định tại Điều 5 Thông tư 158/2011/TT-BQP. Cụ thể như sau:

1. Các bệnh viện quân đội khi ký hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương ưu tiên cán bộ quân đội nghỉ hưu đăng ký nơi khám, chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện quân đội gần nơi cư trú.

2. Cán bộ quân đội nghỉ hưu khám, chữa bệnh và điều trị tại bệnh viện quân đội. Sẽ được hưởng quyền lợi khám, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Được bố trí phòng điều trị và hưởng chế độ chăm sóc y tế như đối với cán bộ đang tại ngũ. Chi phí khám, chữa bệnh do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả theo quy định của pháp luật.

Như vậy, chế độ chính sách khám chữa bệnh cho cán bộ quân đội nghỉ hưu cũng khá giống với cán bộ đang công tác .

Chế độ chính sách chăm sóc cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo

Cán bộ quân đội nghỉ hưu nếu mắc một trong các bệnh thuộc Danh mục bệnh hiểm nghèo. Thì được trợ cấp hàng quý; cán bộ từ trần thì thôi hưởng trợ cấp từ quý tiếp theo.

Chế độ trợ cấp bệnh hiểm nghèo được thực hiện từ ngày cấp có thẩm quyền ký quyết định và được hưởng trợ cấp cả quý đó; mức trợ cấp một người/quý bằng một (01) tháng tiền lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ tại thời điểm chi trả;

Cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo điều trị tại các bệnh viện của quân đội. Được hưởng phần chênh lệch giữa tiền ăn bệnh lý và tiền ăn cơ bản do bệnh viện thanh toán.

Tổ chức giám định bệnh hiểm nghèo

Hội đồng do Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định thành lập.

Hội đồng có nhiệm vụ tổ chức giám định thông qua hồ sơ hoặc giám định trực tiếp khám bệnh nhân.

Giám định thông qua hồ sơ: Phải căn cứ bản sao bệnh án, các xét nghiệm liên quan của bệnh viện dân y từ tuyến quận, huyện hoặc các bệnh viện Quân đội nơi đối tượng đã điều trị; xem xét kỹ nội dung khám, xét nghiệm, chẩn đoán chuyên môn trong bản sao bệnh án để đối chiếu và kết luận giám định theo tiêu chuẩn trong “Phụ lục 1- Danh mục bệnh hiểm nghèo” ban hành kèm theo Thông tư này để kết luận.

Giám định trực tiếp: Khi không có hồ sơ bệnh án của bệnh viện, Hội đồng khám giám định trực tiếp tại gia đình hoặc các cơ sở y tế bằng hình thức khám lâm sàng và xét nghiệm cần thiết; kết luận giám định theo tiêu chuẩn trong “Phụ lục 1 – Danh mục các bệnh hiểm nghèo” để kết luận.

Chủ tịch Hội đồng và các thành viên chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết luận giám định. Trường hợp không thống nhất được kết luận thì chuyển hồ sơ lên Hội đồng cấp quân khu.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề : “ Chế độ chính sách góp phần chăm sóc cán bộ quân đội nghỉ hưu.”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ bệnh hiểm nghèo

Hồ sơ cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo được lập thành 01 bộ theo mẫu.
Hồ sơ do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (Ban Chính sách) lưu giữ, quản lý.

 Trách nhiệm lập hồ sơ, tiếp nhận và giải quyết

Cán bộ quân đội nghỉ hưu hoặc thân nhân của cán bộ quân đội nghỉ hưu gửi hồ sơ về Ban Chỉ huy quân sự xã, phường nơi cư trú. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện tiếp nhận hồ sơ. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh: Chỉ đạo cơ quan chức năng tiếp nhận hồ sơ và danh sách

Đối tượng 1 gồm ai?

Sĩ quan cấp quân hàm Thiếu tướng trở lên;
 Sĩ quan cấp quân hàm Đại tá, mức lương 668 đồng
Sĩ quan cấp quân hàm Đại tá nâng lương lần 2 hệ số 7,2 
Sĩ quan nguyên là Tư lệnh, Chính ủy quân đoàn; Tư lệnh, Chính ủy binh chủng; Cục trưởng

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm