Chi nhánh công ty có được trực tiếp kí hợp đồng không?

bởi Luật Sư X
Đối với một doanh nghiệp mới thành lập, sau một thời gian hoạt động họ có thể sẽ thành lập thêm chi nhánh hoặc văn phòng đại diện để phục vụ nhu cầu, mục đích kinh doanh của mình. Vấn đề đặt ra ở đây là có nhiều khách hàng không kí kết hợp đồng với công ty mà lại kí kết hợp đồng với chi nhánh của công ty. Vậy liệu hợp đồng trên có hợp pháp hay không? Liệu chi nhánh công ty có được trực tiếp kí hợp đồng không? Để trả lời cho vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết đây của Luật sư X nhé. Căn cứ: Nội dung tư vấn: 1. Chi nhánh công ty là gì? Theo quy định tại Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015khoản 1 Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 thì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân, người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện. Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân. Cụ thể, quy định của pháp luật như sau: “Điều 84. Chi nhánh, văn phong đại diện của pháp nhân 1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân. 2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân. 3. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân. 4. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai. 5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền. 6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.” Bên cạnh đó, “Điều 45. Chi nhánh, văn phong đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp 1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.” 2. Chi nhánh có được phép trực tiếp kí hợp đồng không? Căn cứ vào các quy định viện dẫn nêu trên, ta thấy, chi nhánh khác với văn phòng đại diện ở chỗ là nó có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền, tức là chi nhánh có chức năng kinh doanh. Bên cạnh đó, người đại diện theo pháp luật của công ty có thể lập văn bản ủy quyền cho người đứng đầu chi nhánh (đơn vị phụ thuộc) làm đại diện theo ủy quyền của công ty, nhân danh công ty ký kết hợp đồng với khách hàng. Chữ ký của người đại diện công ty tham gia ký kết hợp đồng được đóng con dấu của công ty. Như vậy, chi nhánh của công ty có thể trực tiếp kí kết hợp đồng với khách hàng. Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm là nếu sau này vì lý do gì đó, mà chi nhánh vi phạm hợp đồng đã ký với khách hàng và xảy ra tranh chấp, kiện tụng – thì khi đó công ty vẫn phải đứng ra chịu trách nhiệm, do chi nhánh không có tư cách pháp nhân. Bởi vậy, khi khách hàng muốn kí kết hợp đồng với chi nhánh, để “chắc ăn” hơn, kinh nghiệm thực tế cho thấy nếu khách hàng ký hợp đồng với chi nhánh thì cần có giấy tờ ủy quyền hợp lệ của công ty cho giám đốc chi nhánh để tránh những rủi ro khi xảy ra tranh chấp. Khuyến nghị
  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm