Chính sách thuế đang là tiêu điểm quan tâm của các doanh nghiệp đối mặt với Làn sóng COVID-19 lần thứ 4 đã tác động tiêu cực nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh trên cả nước. Các hoạt động gần như đóng băng, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp nói chung cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng đang gặp khó khăn trong việc duy trì bộ máy hoạt động.
Trong bối cảnh dòng tiền của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề; các kiến nghị được đưa ra với chính sách thuế cho các doanh nghiệp đó là miễn giảm một số loại thuế thu và lùi thời gian nộp các loại thuế như: thuế thu nhập cá nhân; thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng trong các quý sau của năm 2021. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 114/2020/NĐ-CP
Nghị Quyết 116/2020/QH14
Nghị định 41/2020/NĐ-CP
Thuế là gì?
Khái niệm
Theo quy định chung, thuế được hiểu là một khoản thu bắt buộc; không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung.
Đặc trưng cơ bản
Các khoản thu thuế được tập trung vào Ngân sách Nhà nước là những khoản thu nhập của Nhà nước được hình thành trong quá trình Nhà nước tham gia phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị.
- Thuế là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước
- Thuế dựa vào thực trạng của nền kinh tế (GDP, chỉ số giá trị tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, thu nhập, lãi suất,…)
- Thuế được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu
Vai trò
Thuế giữ vai trò quan trọng trong xã hội hiện tại. Nếu không có thuế Nhà nước sẽ không thể hoạt động vững mạnh
- Mang tính chất ổn định lâu dài. Khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng
- Góp phần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát; quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất; mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo kế hoạch của Nhà nước
- Điều chỉnh các mặt cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân
Chính sách thuế là gì?
Chính sách thuế được hiểu là những quan điểm, đường lối của Nhà nước liên quan đến sử dụng công cụ thuế trong hệ thống các chính sách của mình. Hệ thống quan điểm, đường lối đó thể hiện ở việc nhìn nhận vai trò của thuế; mục tiêu sử dụng công cụ thuế; phạm vi tác động; tỷ lệ điều tiết; định hướng trong dài hạn nhằm làm cho công cụ thuế phát huy tốt nhất các vai trò của mình theo chiến lược; và chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước.
Thực trạng DNVVN trong tình hình dịch bệnh
DNVVN chiếm hơn 90% số doanh nghiệp tạm thời đóng cửa, ngừng hoạt động trong 04 tháng đầu năm 2021.
Theo thông tin từ cục quản lý kinh doanh về tình hình đăng ký doanh nghiệp 04 tháng đầu năm 2021; số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là 28.349 DN, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ở các lĩnh vực như: Sản xuất phân phối; điện, nước, gas (269 DN, tăng 128%); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (89 DN, tăng 56,1%); …
Đáng chú ý, DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh tập trung chủ yếu là DNVVN với quy mô vốn:
- từ 0-10 tỷ đồng với 25.919 DN (chiếm 91,4%, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2020).
- từ 10 -20 tỷ đồng có 1.366 DN (chiếm 4,8% tăng 39,2% so với cùng kỳ năm 2020).
- từ 20- 50 tỷ đồng có 664 DN (chiếm 2,3%, tăng 29,2% so với cùng kỳ năm 2020.
- từ 50 – 100 tỷ đồng có 230 doanh nghiệp (chiếm 0,8%, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2020).
- trên 100 tỷ đồng có 170 doanh nghiệp (chiếm 0,6%, tăng 49,1% so với cùng kỳ năm 2020).
Chính sách thuế hỗ trợ
Chính phủ đã đưa ra rất nhiều giải pháp, cụ thể là các gói cứu trợ kinh tế lên tới hàng trăm tỷ đồng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp; đặc biệt là các DNVVN bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Bao gồm: miễn giảm, giãn thuế, phí và lệ phí; tiền thuê đất với gần 124.000 tỷ đồng. Theo đó, giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của kỳ tính thuế TNDN năm 2020 đối với trường hợp doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng.
Thời hạn nộp thuế
Chính sách thuế quy định về gia hạn thời gian nộp thuế đối với số thuế giá trị gia tăng phát sinh phải nộp. Cụ thể:
+ 05 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng từ tháng 3 đến thnág 6 năm 2021 và quý 1, quý 2 năm 2021
+ 04 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng của tháng 7 năm 2021; thời gian gia hạn là 03 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng của tháng 8 năm 2021.
+ Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với số tiền thuế phát sinh phải nộp năm 2021 của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động trong một số ngành kinh tế; lĩnh vực cụ thể được gia hạn chậm nhất đến ngày 31/12/2021.
+ Thời hạn nộp tiền thuê đất là 6 tháng kể từ ngày 31/5/2021 đối với số tiền thuê đất phải nộp kỳ đầu năm 2021 của doanh nghiệp; tổ chức; hộ kinh doanh; cá nhân thuộc đối tượng quy định nêu trên đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm theo quy định của Chính sách thuế hiện nay.
Có thể bạn quan tâm:
Dịch vụ phòng pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài tại Hà Nội
Nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý những gì về thuế tại Việt Nam
Thông tin liên hệ
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Người nộp thuế có phát sinh chuyển lãi vay không được trừ của kỳ trước được chuyển vào chi phí lãi vay của những năm tiếp theo (không quá 5 năm) theo quy định tại điểm b khoản 3 điều 16 NĐ số 132/2020/NĐ-CP và kê khai vào chỉ tiêu các khoản điều chỉnh làm giảm lợi nhuận trước thuế khác trên tờ khai 03/TNDN.
Để được gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định này, người nộp thuế phải nộp đủ các khoản tiền thuế, tiền thuê đất đã được gia hạn nộp thuế theo quy định tại Nghị định số 41/2020/NĐ-CP và tiền chậm nộp phát sinh tương ứng (nếu có) vào ngân sách nhà nước trước ngày 30 tháng 7 năm 2021.
Theo căn cứ quy định tại Khoản 2, Điều 2 Nghị định số 114/2020/NĐ-CP thì doanh thu năm 2020 của DN là căn cứ xác định đối tượng được giảm 30% thuế TNDN, cụ thể là doanh thu bán hàng hoá, cũng ứng dịch vụ của DN theo quy định của Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành