Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần như thế nào?

bởi Vudinhha

Thành lập công ty là một thủ tục khá phức tạp, bạn đang có dự định thành lập công ty? Bạn chưa biết nên chọn loại hình kinh doanh nào phù hợp và đang băn khoăn về mô hình của từng loại công ty. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X về Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần để có sự lựa chọn đúng đắn.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

1. Khái niệm công ty cổ phần

Theo quy định tại Điều 110– Luật Doanh nghiệp 2014, Công ty Cổ phần là doanh nghiệp trong đó:

a)Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13.

Như vậy, Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau là cổ phần và được phát hành ra ngoài thị trường nhắm huy động vốn tham gia đầu tư từ mọi thành phần kinh tế. Người sở hữu cổ phần được gọi là các cổ đông.

2. Đặc điểm của công ty cổ phần

2.1. Về thành viên ( Cổ đông Công ty Cổ phần).

 Luật Doanh nghiệp chỉ hạn định số lượng tối thiểu mà không giới hạn số lượng tối đa các cổ đông của công ty cổ phần, theo đó công ty này phải có ít nhất 3 cổ đông trong suốt quá trình hoạt động.

2.2. Về Vốn điều lệ.

Công ty cổ phần có cấu trúc vốn “mở”.

Đặc điểm về cấu trúc vốn của công ty cổ phần thể hiện trước hết ở vốn điều lệ của công ty. Vốn điều lệ của công ty phải được chia thành những phần nhỏ nhất bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá (giá trị danh nghĩa) của cổ phần và có thể được phản ánh trong cổ phiếu. Tư cách cổ đông của công ty được xác định dựa trên căn cứ quyền sở hữu cổ phần. Các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần trừ một số trường hợp bị Pháp luật cấm chuyển nhượng hoặc hạn chế chuyển nhượng. Mức độ tự do chuyển nhượng cổ phần phụ thuộc vào tính chất của từng loại cổ phần. Với tính tự do chuyển nhượng cổ phần, cơ cấu cổ đông của công ty có thể thay đổi linh hoạt mà không ảnh hưởng đến sự tồn tại cũng như bản chất của công ty.

Cấu trúc vốn của công ty cổ phần còn thể hiện ở khả năng huy động vốn bằng phát hành chứng khoán. Công ty có thể phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ hoặc phát hành trái phiếu để tăng vốn vay (vốn tín dụng) theo quy định của Pháp luật.

2.3. Về tư cách pháp lý:

Công ty cổ phần là chủ thể kinh doanh có tư cách pháp nhân. Theo Luật doanh nghiệp , công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

3. Ưu, nhược điểm công ty cổ phần

Ưu điểm

– Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn nên mức độ rủi ro không cao;

– Quy mô hoạt động lớn, không giới hạn số lượng cổ đông tối đa thuận lợi khi mở rộng kinh doanh;

– Cơ cấu vốn, khả năng huy động vốn cao thông qua phát hành cổ phiếu – đây là ưu điểm nổi bật của loại hình doanh nghiệp này so với các loại hình khác.

– Công ty có tính độc lập cao giữa quản lý và sở hữu, việc quản lý sẽ đạt hiệu quả cao hơn

Nhược điểm

– Số lượng cổ đông có thể rất lớn, việc quản lý, điều hành công ty tương đối phức tạp đặc biệt trong trường hợp xuất hiện những nhóm cổ đông đối lập về lợi ích;

– Khả năng bảo mật kinh doanh, tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông.

4.Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần

Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

Điều 134. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần

1. Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:

a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.

2. Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Như vậy có thể thấy theo quy định của Luật doanh nghiệp, công ty cổ phần có hai cách tổ chức quản lý.trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác. Cả hai mô hình đều giống nhau là có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Tuy nhiên điểm khác nhau là một hình thức có Ban kiểm soát và một hình thức thì không.

Mô hình thứ nhất: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc (Tổng giám đốc)

Mô hình thứ hai: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng Giám đốc).

Hình thức có Ban kiểm soát được bắt buộc áp dụng trong trường hợp công ty cổ phần có từ 11 cổ đông trở lên. Nếu trường hợp ngược lại có ít hơn 11 cổ đồng và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.

Hình thức không có Ban kiểm soát áp dụng trong trường hợp có ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị.

Lưu ý: Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Trên đây là bài viết về Mô hình tổ chức của Công ty cổ phần. Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:

Tại sao nên chọn thành lập công ty cổ phần?

Điều kiện thành lập công ty cổ phần

Thủ tục thành lập công ty cổ phần

Hi vọng bài viết có ích cho bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tư vấn Luật doanh nghiệp  tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm